Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016 - 2020 với mục tiêu tạo môi trường sống an toàn, thân thiện và lành mạnh cho trẻ em; giảm tỷ lệ gia tăng số trẻ em bị xâm hại...
Chương trình mục tiêu Phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016 - 2020 được thực hiện với tổng kinh phí là 10.266 tỷ đồng gồm 4 dự án: 1- Phát triển hệ thống trợ giúp xã hội đối với các đối tượng yếu thế; 2- Phát triển hệ thống bảo vệ trẻ em; 3- Hỗ trợ thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; 4- Phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ người cai nghiện ma túy, người bán dâm và nạn nhân bị mua bán.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là đơn vị chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.
Giảm tỷ lệ gia tăng số trẻ em bị xâm hại
Mục tiêu của Chương trình nhằm phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp xã hội cho đối tượng yếu thế theo hướng hội nhập quốc tế; tạo môi trường sống an toàn, thân thiện và lành mạnh cho trẻ em; giảm khoảng cách giới trong những lĩnh vực, ngành, vùng, địa phương có bất bình đẳng giới hoặc có nguy cơ bất bình đẳng giới cao; nâng cao chất lượng, hiệu quả cai nghiện ma túy, tuyên truyền phòng, chống mại dâm, hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán trở về, góp phần đảm bảo an sinh trật tự và an toàn xã hội, hướng tới mục tiêu công bằng và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Chương trình phấn đấu đến năm 2020 nâng tỷ lệ cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập lên 55%; tăng tỷ lệ người có hoàn cảnh khó khăn được tư vấn, hỗ trợ và quản lý ca từ các cơ sở trợ giúp xã hội lên 30%; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng cho 30% số cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội.
80% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, hòa nhập cộng đồng và có cơ hội phát triển; giảm tỷ lệ gia tăng số trẻ em bị xâm hại; có kế hoạch hỗ trợ, can thiệp 90% trẻ em có nguy cơ cao bị xâm hại, trẻ em bị xâm hại; 90% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được quản lý, theo dõi.
Chương trình phấn đấu ít nhất 70% nữ đại biểu Quốc hội khóa XIV, nữ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, nữ cán bộ quản lý, lãnh đạo và 50% nữ cán bộ trong diện quy hoạch được trang bị kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng quản lý, lãnh đạo và các kỹ năng mềm; 50% nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới được tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ hỗ trợ; 50% số người gây bạo lực hoặc có nguy cơ gây bạo lực được phát hiện, tư vấn.
90% người nghiện ma túy có quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; 90% xã, phường được tuyên truyền về phòng, chống tệ nạn mại dâm; 90% số nạn nhân bị mua bán được phát hiện, được tư vấn, hỗ trợ và chăm sóc.
Nguồn: Chinhphu.vn
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Công bố quyết định ông Nguyễn Thiện Nhân làm Bí thư TP.HCM - 10/05/2017 02:53
- Trung ương thảo luận kết quả kiểm điểm Bộ Chính trị và Ban Bí thư - 10/05/2017 02:41
- Toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 5 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - 08/05/2017 03:10
- Ban Chấp hành TƯ biểu quyết kỷ luật đồng chí Đinh La Thăng - 08/05/2017 02:37
- Gần 500 thuốc biệt dược hết hạn bảo hộ: Cơ hội cho thuốc generic? - 27/04/2017 03:12
Các tin khác
- Tăng lương cho công chức, viên chức từ 1/7/2017 - 27/04/2017 03:09
- Đề xuất nâng thời gian làm thêm lên 400 giờ/năm - 27/04/2017 03:09
- Bộ Lao động, Bảo hiểm Xã hội lý giải về đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu - 26/04/2017 07:23
- Sẵn sàng cho triển khai Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động lần thứ I - 26/04/2017 07:09
- Nhanh chóng phân bổ vốn ngân sách cho Chương trình mục tiêu quốc gia - 25/04/2017 03:37