Chiều 24/4, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia đã chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo, cho ý kiến về các công việc thực hiện trong quý I/2017.
Cả nước đã có 2.656 xãđược công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Ảnh: VGP/Thành Chung |
Theo Bộ NN&PTNT - Cơ quan Thường trực của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tính tới hết tháng 02/2017, cả nước đã có 26/63 tỉnh, thành phố hoàn thành việc kiện toàn, thành lập Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết số 100/2015/QH13 của Quốc hội.
Cả nước đã có 2.656 xã (29,76%)được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 263 xã (3,3%) so với cuối năm 2016 và tăng thêm 1.124 xã (12,6%) so với cuối năm 2015. Như vậy bình quân cả nước đạt 13,87 tiêu chí/xã, tăng 0,39 tiêu chí so với cuối năm 2016.
Hiện cả nước còn 190 xã dưới 5 tiêu chí, giảm 67 xã so với cuối năm 2016; 33 đơn vị cấp huyện đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (tăng 03 huyện so với cuối năm 2016, trong đó có 05 đơn vị cấp huyện đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (theo quy định tại Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016).
Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tổng kinh phí đã huy động cho Chương trình trong 3 tháng đầu năm 2017 là 3.775 tỷ đồng, bao gồm 2.119 tỷ đồng quà thăm hỏi và hỗ trợ các đối tượng chính sách, 1.297 tỷ đồng hỗ trợ các hộ nghèo và 359 tỷ đồng cứu đói, cứu trợ xã hội khác.
Bên cạnh đó đã có 9,4 triệu thẻ BHYT, sổ/thẻ khám chữa bệnh miễn phí được phát tặng cho các đối tượng chính sách trên địa bàn cả nước.
Về nguồn vốn thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, dự kiến năm 2017, cả nước huy động được khoảng 222.951,1 tỷ đồng để đầu tư, thực hiện xây dựng nông thôn mới, trong đó ngân sách Trung ương là 8.000 tỷ đồng (3,2%), vốn đối ứng từ ngân sách địa phương là 27.133,7 tỷ đồng (12,2%), vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác là 23.134,5 tỷ đồng (10,4%).
Còn đối với giảm nghèo bền vững, trong năm nay, ngân sách nhà nước sẽ cấp 7.231 tỷ đồng để thực hiện.
Tuy nhiên, tiến độ phân bổ và triển khai vốn ngân sách Trung ương năm 2017 và vốn trung hạn còn chậm đối với cả 2 Chương trình trên. Với chương trình giảm nghèo, do danh sách xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 chưa được phê duyệt nên số xã, thôn dự kiến phân bổ căn cứ theo diện đầu tư năm 2016 gồm 2.240 xã và 2.821 thôn.
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tích cực phối hợp với Bộ LĐTB&XH, Bộ NN&PTNT hoàn thành giao vốn cho 2 chương trình mục tiêu quốc gia trong tháng 4/2017.
Nguồn: Chinhphu.vn
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Tạo môi trường sống an toàn cho trẻ em - 27/04/2017 03:12
- Tăng lương cho công chức, viên chức từ 1/7/2017 - 27/04/2017 03:09
- Đề xuất nâng thời gian làm thêm lên 400 giờ/năm - 27/04/2017 03:09
- Bộ Lao động, Bảo hiểm Xã hội lý giải về đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu - 26/04/2017 07:23
- Sẵn sàng cho triển khai Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động lần thứ I - 26/04/2017 07:09
Các tin khác
- Facebook phát triển công nghệ gõ văn bản bằng ý nghĩ - 24/04/2017 06:54
- Gần 30.000 trẻ em bị dị tật về môi đã được phẫu thuật - 24/04/2017 06:50
- Hội Nhà báo Việt Nam có thêm thiết chế thông tin quan trọng - 24/04/2017 06:45
- Đảm bảo tương lai bền vững cho các cháu có mẹ hiến tạng - 24/04/2017 06:42
- Thúc đẩy sự hoà nhập người khuyết tật trong cộng đồng - 10/04/2017 07:01