Mở chiến dịch quân sự chống khủng bố tại Libya đã trở thành vấn đề cấp bách, khiến Paris phải gấp rút chuẩn bị kế hoạch tấn công quân sự và lập liên minh quốc tế chống IS tại quốc gia Bắc Phi này.
Lính Pháp tham gia chiến dịch quân sự Barkane. (Ảnh: Thomas Goisque)
Sau Iraq và Syria là Libya, "IS (tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng): Phải chăng Pháp cũng sẽ can thiệp tại Libya?". Câu hỏi đó cũng là tựa đề bài báo đăng trên trang nhất của nhật báo Pháp Le Figaro ngày 23/12. Bài báo cho biết Paris đang chuẩn bị các kế hoạch cho một cuộc can thiệp và nỗ lực xây dựng một liên minh quốc tế chống IS, đồng thời tiết lộ: tuy Bộ Tổng tham mưu Pháp rất kín tiếng về các kế hoạch đang được xúc tiến, nhưng chiến dịch sẽ bắt đầu trong vòng sáu tháng nữa, thậm chí là trước mùa xuân.
Kết quả đợt trinh sát của không quân của Pháp vừa kết thúc hồi tháng 11 vừa qua cho thấy: IS đang bành trướng tại khu vực cách châu Âu vài trăm cây số theo đường biển, với khoảng 3.000 chiến binh tham gia hàng ngũ tổ chức thánh chiến Hồi giáo. Cách thành phố Tripoli khoảng 250 km về phía Nam có nhiều trại huấn luyện do IS tổ chức. IS cũng đã chiếm được Syrte, một thành phố lớn bên bờ Địa Trung Hải và cách không xa các mỏ dầu khí chính của quốc gia Bắc Phi này.
Italy chắc chắn sẽ phải có vai trò quan trọng trong liên quân chống khủng bố sắp tới, như tuyên bố của Thủ tướng Italy Matteo Renzi hôm 29/9 được Le Figaro dẫn lại. Báo này cũng cho rằng Italy có thể đảm nhiệm vai trò "hướng đạo", và rằng có hai lý do để Italy tham gia liên quân chống IS. Thứ nhất là làn sóng nhập cư bất tận từ bên kia Địa Trung Hải và thứ hai là để bảo vệ các cơ sở dầu khí tại Libya, vì nước này cung cấp 17% nhu cầu về dầu khí cho Italy.
Le Figaro cũng ước tính nước Anh chắc chắn sẽ đóng góp khoảng 1.000 binh sĩ trong tổng số 6.000 quân dự định triển khai, dưới quyền chỉ huy của Italy. Bộ Quốc phòng Pháp đang thuyết phục các nước trong khu vực như Tunisia, Algeria, Ai Cập có thể cả các nước vùng Vịnh tham gia vào chiến dịch này.
Le Figaro đồng thời cũng cảnh báo rằng quốc tế chỉ có thể can thiệp quân sự nếu được chính quyền Libya yêu cầu. Nhưng "chính phủ đoàn kết quốc gia" Libya vừa được thành lập dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc lại không có được sự ủng hộ của cả hai phe đối địch.
Martin Kobler (giữa), Đặc phái viên của ONU về vấn đề Lybia chủ trì cuộc họp giữa các phe đối lập ở Lybia ngày 10/12/2015 tại Tunis -Tunisia. (Ảnh: AFP)
Theo một lãnh đạo Libya là ông Abderrahmane Swehli được Liên Hợp quốc ủng hộ, thì can thiệp quân sự nước ngoài vào Lybia sẽ chỉ khiến có thêm "khá nhiều người đầu quân cho IS để chống phương Tây" mà thôi, vậy nên chống IS phải là việc của người Libya.
Trong tình thế hết sức rối ren này, một chuyên gia Châu Âu đề nghị hai khả năng.
Một là cộng đồng quốc tế trực tiếp thành lập chính phủ để chính phủ này yêu cầu quốc tế can thiệp, ngăn chặn và chống IS.
Hai là trong trường hợp khả năng trên thất bại, quốc tế sẽ phải can thiệp do tình trạng "vô chính phủ" tại Libya.
Theo Dân trí/Le Figaro
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- IS dọa tấn công Israel, kêu gọi nổi dậy ở Ảrập Xêút - 27/12/2015 09:19
- Hai mũi tấn công mới của Nga với phương Tây - 26/12/2015 07:15
- Nga cung cấp hệ thống tên lửa S-300 cho Iran vào tháng 1/2016 - 26/12/2015 06:43
- Ukraine cấm vận thực phẩm Nga - 25/12/2015 03:18
- Lộ bằng chứng sỹ quan Thổ Nhĩ Kỳ tuyển quân cho IS - 25/12/2015 02:12
Các tin khác
- Vì sao Nga bất ngờ liên kết với Taliban để diệt IS - 24/12/2015 08:58
- Bộ Quốc phòng Nga: Thổ Nhĩ Kỳ thừa nhận cố tình bắn Su-24 - 24/12/2015 03:07
- “Lần trừng phạt cuối” - 23/12/2015 08:31
- Những sự kiện đáng chú ý của châu Á năm 2015 - 23/12/2015 06:40
- Các nước châu Á chạy đua sắm tàu ngầm - 22/12/2015 07:34