Nhân hội nghị G-20 vào tháng tới tại Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ đang cân nhắc khả năng đề xuất thảo luận trực tiếp với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.
Lãnh đạo Mỹ-Trung trong chuyến thăm của ông Tập Cận Bình tới Mỹ hồi tháng 9 (Ảnh: AP)
Trang tin Nikkei ngày 29/10 cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự cuộc gặp bên lề hội nghị G-20 để thảo luận về các biện pháp nhằm chấm dứt hoạt động cải tạo đảo gây bất bình của quốc gia châu Á ở khu vực Biển Đông trong thời gian qua.
Theo kế hoạch, nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc sẽ tham dự hội nghị G-20 tại Thổ Nhĩ Kỳ trong hai ngày 15-16/11 và hội nghị APEC ở Manila. Phía Mỹ hy vọng có thể xúc tiến được một cuộc gặp cấp cao giữa hai nhà lãnh đạo trong tháng tới để giải quyết vấn đề hiện nay.
Tờ Nikkei dẫn một số nguồn tin cho biết Tổng thống Obama muốn gặp Chủ tịch Tập Cận Bình ở hội nghị APEC thay vì G-20, nơi ưu tiên hàng đầu của nhà lãnh đạo Mỹ sẽ là thảo luận về tình hình tại Ukraine và Syria với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Tuy nhiên, giới quan sát nhận định rằng kể cả khi Mỹ sắp xếp được một cuộc gặp cấp cao giữa lãnh đạo hai nước, ít có khả năng Trung Quốc sẽ phản ứng tích cực với đề nghị của Mỹ.
Đã gần 2 tháng kể từ khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau ở Washington, Trung Quốc vẫn tiếp tục các hoạt động cải tạo đảo cũng như các chiến dịch tấn công trên mạng nhằm vào những công ty của Mỹ.
Do vậy, nhiều khả năng một cuộc gặp giữa lãnh đạo hai nước sẽ chỉ tập trung thảo luận về cơ chế hợp tác nhằm tránh những vụ đụng độ ngoài ý muốn trong hoạt động tuần tra của tàu chiến Mỹ tại các khu vực ở Biển Đông. Tuy nhiên, nếu hai nhà lãnh đạo không tìm được tiếng nói chung về một cơ chế tránh va chạm, giới quan sát lo ngại Mỹ và Trung Quốc có thể chuẩn bị bước vào một giai đoạn căng thẳng mới.
Trong một diễn biến khác có liên quan, Đô đốc Harry Harris, Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ, sẽ có cuộc gặp với chức quân sự cấp cao của Trung Quốc tại Bắc Kinh vào đầu tháng tới.
Quyết định để Đô đốc Harris tới Trung Quốc được xem là động thái gây sức ép qua cả kênh quân sự và ngoại giao của Mỹ nhằm hối thúc Trung Quốc thay đổi quan điểm về các hoạt động cải tạo đảo gây bất bình với các quốc gia trong khu vực.
Theo Nikkei
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Trung Quốc bãi bỏ chính sách 1 con - 30/10/2015 02:38
- Tòa quốc tế sẽ xét xử vụ Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông - 30/10/2015 02:29
- Australia không tuần tra Biển Đông với Mỹ - 30/10/2015 01:23
- Máy bay chở 101 người bốc cháy trên đường băng - 30/10/2015 01:19
- Trung Quốc lại sắp tập trận trên Biển Đông - 29/10/2015 07:54
Các tin khác
- Mỹ tuyên bố sẽ điều thêm tàu chiến đến Biển Đông - 28/10/2015 02:54
- Máy bay F-16 của Đan Mạch rơi xuống biển khi huấn luyện - 28/10/2015 02:50
- Mỹ để ngỏ khả năng mời Iran đàm phán về Syria - 28/10/2015 01:55
- IS tấn công khu vực chính phủ kiểm soát ở Syria - 28/10/2015 01:32
- Nhiều nước lên tiếng ủng hộ Mỹ tuần tra Biển Đông - 28/10/2015 01:29