Bộ Tài chính đề xuất phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 80 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng tình trạng khẩn cấp, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ không phù hợp với biến động của giá thành toàn bộ so với điều kiện bình thường nhằm trục lợi.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá.
Dự thảo đề xuất, phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 80 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng tình trạng khẩn cấp, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ không phù hợp với biến động của giá thành toàn bộ so với điều kiện bình thường nhằm trục lợi.
Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng đối với hành vi loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường.
Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với hành vi gian lận, thông đồng về giá bằng cách thay đổi nội dung đã cam kết mà không thông báo trước với khách hàng về thời gian; địa điểm; điều kiện mua, bán; chất lượng hàng hóa, dịch vụ tại thời điểm giao hàng, cung ứng dịch vụ.
Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với hành vi câu kết, thỏa thuận để làm sai lệch mức giá hàng hóa, dịch vụ nhằm vụ lợi, trục lợi; thông đồng về giá nhằm trục lợi.
Biện pháp khắc phục hậu quả gồm: Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn; buộc đính chính, cải chính thông tin tại nơi đã đăng tải do thực hiện hành vi vi phạm; buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu từ hành vi gian lận, thông đồng về giá, trường hợp không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp vào ngân sách nhà nước.
Bán hàng hóa cao hơn giá niêm yết có thể bị phạt tới 30 triệu đồng
Dự thảo đề xuất xử phạt hành vi vi phạm quy định về niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ như sau:
Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện.
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại địa Điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật; niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng; niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ không đúng giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối hành vi vi phạm quy định nêu trên trong trường hợp vi phạm nhiều lần; tái phạm.
Biện pháp khắc phục hậu quả là: Buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết đối với hành vi vi phạm, trường hợp không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp vào ngân sách nhà nước.
Tin mới
- Quy định mới nhất về hưởng trợ cấp thất nghiệp kể từ tháng 2/2024 - 19/01/2024 08:16
- Những điểm mới cơ bản trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) có hiệu lực từ 1/1/2024 - 02/01/2024 07:23
- Những đối tượng được ưu tiên khám, chữa bệnh từ 1/1/2024 người dân cần biết - 25/12/2023 03:48
- Quy định mới về việc bổ nhiệm, xếp lương viên chức trúng tuyển kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp - 18/12/2023 04:12
- Bổ sung quy định đưa tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài dự thi, liên hoan - 15/12/2023 04:42
Các tin khác
- Từ 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương - 05/12/2023 02:22
- Những trường hợp bắt buộc phải đổi giấy phép lái xe từ tháng 12/2023 - 30/11/2023 07:31
- Chính sách cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số - 28/11/2023 03:23
- Quốc hội đồng ý đổi tên 'thẻ căn cước công dân' thành 'thẻ căn cước' - 27/11/2023 04:34
- Quốc hội chính thức thông qua việc cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024, điều chỉnh lương hưu và trợ cấp BHXH - 10/11/2023 07:40