Sáng 27/11, với 431 ĐBQH tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 87,25%), Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Căn cước.
Trước khi các ĐBQH biểu quyết thông qua Luật Căn cước, thay mặt UBTVQH, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, an ninh (QPAN) Lê Tấn Tới đã trình bày Báo cáo tóm tắt giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Căn cước.
Về tên gọi của dự thảo luật và tên thẻ căn cước, thời gian vừa qua đã có nhiều thay đổi về hình thức, nội dung và tên gọi của thẻ căn cước, vì vậy, đề nghị cân nhắc về tên gọi của luật; đề nghị không đổi tên luật và tên thẻ thành thẻ căn cước. Ông Lê Tấn Tới cho biết, qua thảo luận tại Kỳ họp thứ 6 và phiên họp UBTVQH giữa 2 đợt của Kỳ họp thứ 6, hầu hết ý kiến ĐBQH đều đồng ý với tên gọi của dự thảo luật và tên thẻ căn cước.
Đồng thời điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho người dân trong tham gia các hoạt động xã hội cũng như giao dịch về hành chính, dân sự ngày càng tiện lợi. Từ những vấn đề trên, UBTVQH nhận thấy, việc sử dụng tên gọi Luật Căn cước và thẻ căn cước là phù hợp với mục đích quản lý và phục vụ nhân dân.
Tiếp thu ý kiến của ĐBQH, UBTVQH đã chỉ đạo chỉnh lý, bổ sung quy định về chuyển tiếp đối với căn cước công dân và chứng minh nhân dân tại khoản 3 Điều 46 như sau: "Thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng từ ngày 15/1/2024 đến trước ngày 30/6/2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/6/2024".
Tiếp đó, có ý kiến nhất trí sự cần thiết quy định về căn cước điện tử trong dự thảo Luật. Có ý kiến đề nghị báo cáo thêm về vấn đề bảo mật của thẻ căn cước gắn chip vì dễ bị xâm nhập, theo dõi. UBTVQH cho biết, thẻ căn cước hiện nay được chế tạo bằng công nghệ tiên tiến, có khả năng bảo mật cao, bảo đảm chống lại việc làm giả thẻ. Trong chip điện tử trên thẻ căn cước có công nghệ xác thực thông qua đối sánh vân tay hoặc khuôn mặt nhằm xác thực chính xác chủ thẻ.
Với đại đa số ĐBQH tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Căn cước.
Bên cạnh đó, để khai thác được các thông tin trong chip điện tử phải sử dụng thiết bị chuyên dụng và các thiết bị này phải được Bộ Công an cung cấp mã bảo mật để xác thực, bảo đảm an ninh, an toàn bảo mật thông tin.
Tiếp đó, khoa học hiện nay đã chứng minh, cùng với vân tay, mống mắt của một người có cấu trúc đường vân phức tạp và duy nhất đối với mỗi người, không thay đổi nhiều theo thời gian. Vì vậy, bên cạnh việc thu thập vân tay, dự thảo luật đã bổ sung quy định thu thập mống mắt trong thông tin căn cước để làm cơ sở đối soát và xác thực thông tin của mỗi cá nhân; hỗ trợ trong những trường hợp không thu nhận được vân tay của một người.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024.
Tin mới
- Bổ sung quy định đưa tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài dự thi, liên hoan - 15/12/2023 04:42
- Lợi dụng tình trạng thiên tai, dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa bị phạt tới 80 triệu đồng - 08/12/2023 03:44
- Từ 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương - 05/12/2023 02:22
- Những trường hợp bắt buộc phải đổi giấy phép lái xe từ tháng 12/2023 - 30/11/2023 07:31
- Chính sách cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số - 28/11/2023 03:23
Các tin khác
- Quốc hội chính thức thông qua việc cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024, điều chỉnh lương hưu và trợ cấp BHXH - 10/11/2023 07:40
- Bổ sung vốn thực hiện chính sách cho vay hỗ trợ tạo việc làm - 03/11/2023 03:43
- Chính sách mới về tiền thuê đất, phí, tiền lương có hiệu lực từ tháng 11/2023 - 30/10/2023 06:21
- Giảm tới 50% với 8 khoản phí, lệ phí khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến - 19/10/2023 03:21
- Trường hợp bắt buộc phải đổi Giấy phép lái xe trước ngày 15/10 - 10/10/2023 08:32