Bộ Y tế đã đưa ra 2 phương án giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình tại dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế
Cụ thể, về đối tượng được giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình (hướng dẫn Điều 5 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP), Bộ Y tế đề nghị 2 phương án:
Phương án 1: Giảm trừ đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2, Điều 5 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP.
Phương án 2: Giảm trừ đối với tất cả các đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3, Điều 5 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP (Giảm trừ đối với tất cả các đối tượng, gồm chức sắc, chức việc, nhà tu hành; người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội (trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế).
Bộ dự kiến đề xuất theo phương án 2 vì đã xếp chức sắc, chức việc, nhà tu hành; Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội (trừ đối tượng qui định quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế) trong cùng 1 điều (Điều 5 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP), nên nếu tách ra (thực hiện theo phương án 1 sẽ không nhất quán về khái niệm “hộ gia đình”).
Về mức đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình, theo Bộ Y tế, thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP.
Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính. Bộ dự kiến đề xuất 2 phương án giám trừ gồm:
Phương án 1: Giảm trừ trước (giảm trừ ngay khi từ người thứ hai trong hộ gia đình phải tham gia theo hình thức bảo hiểm y tế hộ gia đình trở đi tham gia).
Phương án 2: Giảm trừ sau (giảm trừ sau khi có đủ tất cả các thành viên hộ gia đình đã tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình trong năm tài chính).
Bộ dự kiến đề xuất theo phương án (2) vì theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế “Bảo hiểm y tế là hình thức bắt buộc được áp dụng với tất cả các đối tượng theo quy định của luật này để …” (Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế), do đó, để bảo đảm thực hiện việc giảm trừ có tính “bắt buộc” (chế tài) đối với hộ gia đình, tránh tình trạng chỉ khi ốm đau mới tham gia và không tham gia đầy đủ.
Số kinh phí được giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế (nếu theo Phương án 2 Khoản 2 Điều này) được thực hiện như sau: Khi thành viên cuối cùng của hộ gia đình cùng tham gia bảo hiểm y tế trong năm tài chính thì cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện giảm trừ kinh phí cho đại diện hộ gia đình đó. Thời gian thực hiện giảm trừ được thực hiện ngay tại thời điểm thành viên cuối cùng của hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế trong năm tài chính;
Số kinh phí giảm trừ được xác định theo từng thời điểm của mỗi thành viên đóng, bằng: Số tiền đóng của người được giảm trừ nhân (x) với mức lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm y tế nhân (x) với mức giảm trừ theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP nhân (x) số tháng tham gia bảo hiểm y tế của mỗi thành viên hộ gia đình.
Tin mới
- Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 6/2020 - 03/06/2020 01:07
- Chính thức đề xuất miễn, giảm phí bảo trì đường bộ cho DN vận tải - 22/05/2020 03:27
- Lấy ý kiến về lộ trình nghỉ hưu thực hiện từ ngày 1/1/2021 - 18/05/2020 02:49
- Từ hôm nay, CSGT dừng xe mà không cần phát hiện lỗi - 15/05/2020 02:58
- Luật Giao thông đường bộ sửa đổi những gì? - 11/05/2020 03:04
Các tin khác
- Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2020 - 06/05/2020 02:14
- Gói hỗ trợ 62.000 tỷ: 63 tỉnh thành đã triển khai, chưa phát hiện tiêu cực - 05/05/2020 12:07
- Đề xuất quy định về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam - 04/05/2020 02:39
- Đề xuất sửa đổi Luật Giao thông đường bộ - 29/04/2020 05:55
- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tán thành bỏ Sổ hộ khẩu - 22/04/2020 13:27