Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quy định về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Ảnh minh họa |
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, ngày 3/2/2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam về cơ bản đã tạo ra khung pháp lý đồng bộ, kịp thời, điều chỉnh quan hệ lao động với người lao động nước ngoài sớm đi vào nề nếp, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm việc, đồng thời giúp cho công tác quản lý người lao động nước ngoài được chặt chẽ hơn, đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý người lao động nước ngoài trên toàn quốc.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Nghị định số 11/2016/NĐ-CP nêu trên có một số vướng mắc phát sinh được nhiều cơ quan, tổ chức kiến nghị, cụ thể như sau: Quy định về các đối tượng người sử dụng lao động nước ngoài chưa đầy đủ, dự kiến bổ sung đối tượng người sử dụng lao động nước ngoài là văn phòng đại diện, chi nhánh của cơ quan, tổ chức được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập. Quy định đối với người lao động nước ngoài là chuyên gia chưa phù hợp đối với các trường hợp người nước ngoài có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao vào làm việc tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, quy định thời gian cung ứng lao động Việt Nam của cơ quan, tổ chức tại địa phương cho nhà thầu chưa phù hợp vì nhiều nhà thầu có nhu cầu tuyển ít lao động (dưới 100 người) nhưng vẫn phải đợi thời gian cung ứng dài (1 tháng).
Quy định người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải có giấy phép lao động, kể cả người nước ngoài làm việc với thời hạn ngắn gây rất nhiều khó khăn và không thực tế. Việc chuẩn bị giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động mất nhiều thời gian trong khi thời gian làm việc rất ngắn. Quy định người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam cộng dồn dưới 90 ngày không thuộc diện cấp giấy phép lao động không phù hợp với thực tế vì rất khó xác định được thời hạn làm việc cộng dồn của người nước ngoài, dễ tạo kẽ hở để người lao động nước ngoài làm việc không đúng quy định tại Việt Nam.
Quy định việc xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động chưa thực sự phù hợp với đối tượng người nước ngoài vào Việt Nam để xử lý những sự cố, tình huống khẩn cấp, phát sinh hoặc người nước ngoài vào Việt Nam với thời hạn ngắn. Quy định về giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động chưa phù hợp, nhất là đối với người lao động nước ngoài có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao hoặc người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động.
Ngoài ra, đối với một số trường hợp đặc thù thì cơ quan cấp giấy phép lao động như hiện nay chưa phù hợp và chưa tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Quy định về các trường hợp cấp lại giấy phép lao động chưa phù hợp. Một số trường hợp cần đưa sang nội dung gia hạn giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 và phù hợp với tình hình thực tế.
Vì vậy, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất dự thảo Nghị định quy định về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhằm khắc phục những hạn chế trên.
Tin mới
- Từ hôm nay, CSGT dừng xe mà không cần phát hiện lỗi - 15/05/2020 02:58
- Luật Giao thông đường bộ sửa đổi những gì? - 11/05/2020 03:04
- Đề xuất 2 phương án giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình - 09/05/2020 23:37
- Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2020 - 06/05/2020 02:14
- Gói hỗ trợ 62.000 tỷ: 63 tỉnh thành đã triển khai, chưa phát hiện tiêu cực - 05/05/2020 12:07
Các tin khác
- Đề xuất sửa đổi Luật Giao thông đường bộ - 29/04/2020 05:55
- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tán thành bỏ Sổ hộ khẩu - 22/04/2020 13:27
- Vì sao bỏ quy định ô tô con phải trang bị bình chữa cháy? - 22/04/2020 10:05
- Xuất nhập khẩu hàng giả mạo xuất xứ Việt Nam bị phạt tới 100 triệu đồng - 21/04/2020 09:02
- Bộ Công an trình hồ sơ Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ - 20/04/2020 00:58