Phát động Cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VIII

Sáng 6/5, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Hội Bảo trợ người khuyết...
Thứ năm, 16 Tháng 4 2015 14:35

Cua đồng là một món ăn rất tốt , món bổ dưỡng ngày hè. Nhưng nếu chế biến không đúng cách, cua đồng sẽ gây tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.

 

Cách phân biệt thịt lợn bẩn biến thành lợn sạch

Bài thuốc chữa viêm lợi, miệng hôi ở trẻ răng sữa


Rủi ro khi ăn cua


Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam do Viện Dược liệu (Bộ Y tế) ấn hành cho biết, trong 100 g thịt cua đồng chứa 12,3% protid; 3,3% lipid; 5.040 mg% Ca; 430mg% P; 4,7mg% Fe; 0,01mg% vitamin B1; 0,51mg% vitamin B2; 2,1mg% vitamin PP; 0,12mg% vitamin B6; 125mg% cholesterol; 0,25mg% melatonin...


Trước đây, cua đồng có mặt khắp mọi nơi trong các thủy vực nước ngọt như ruộng, ao, hồ. Nhưng hiện nay, do người dân sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học trong canh tác nông nghiệp nên cua đồng ngày càng khan hiếm.


Vì vậy, việc nuôi cua là điều tất yếu nhằm mục đích phục vụ nhu cầu thị trường. Hiện nay, rất nhiều nơi tiến hành nuôi cua đồng và cho thu nhập cao.

 

Nhandao cua
Ăn phải cua đồng chết rất nguy hiểm (ảnh minh họa).

 

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, cua nuôi giá trị dinh dưỡng không bằng được cua đồng và ăn không đúng cách sẽ gặp nhiều rủi ro:


- Nếu cua sống ở khu vực nước bị ảnh hưởng bởi hoạt động canh tác nông nghiệp thường tích tụ thuốc trừ sâu.


Trong thịt cua ở những khu vực nước bị ô nhiễm, các nhà khoa học thấy nhiều nhất là 2 loại độc tố Dioxin và PCBs gây phát ban ở da, suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn thần kinh, làm tổn thương gan...thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.

 

- Theo khuyến cáo của cơ quan y tế California (Mỹ), ăn cua đồng sống hay nấu chưa chín có thể bị bệnh sán lá phổi do ký sinh trùng Paragonimus.

Ký sinh trùng này sống bám trên cua đồng khi vào ruột gây ra các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy... Nếu sang phổi sẽ gây ho, đau tức ngực, khó thở, nóng sốt, nổi mề đay. Nếu sán cư trú ở não thường gây cơn động kinh, ở gan tạo áp xe.

 

- Ăn phải cua chết rất nguy hiểm. Ca có chứa axit amin histidine, chết, hoạt chất này sẽ biến đổi thành chất độc histamine khiến người ăn dễ bị ngộ độc, đau bụng, đau đầu, choáng váng, nôn mửa. Cua càng chết lâu thì càng độc.


- Trong và sau khi ăn cua khoảng một giờ không nên uống trà vì nước trà có thể làm loãng axit trong dạ dày.
Khi vào cơ thể trà sẽ làm cho một số thành phần của cua bị đóng đặc lại, không có lợi cho tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng khác, thậm chí gây đau bụng đi ngoài.


- Không nên ăn cua cùng quả hồng vì chất tannin có thể làm cho protein trong thịt cua rắn lại tích tụ ở ruột có thể gây buồn nôn, đau bụng, đi ngoài. Nặng hơn, những chất rắn đó còn có thể kết thành sỏi gây nguy hiểm cho sức khỏe.


- Theo quan niệm của Đông y, cua đồng có vị mặn, tính hàn, hơi độc nên một số người cần kiêng ăn cua như phụ nữ mang thai những tháng đầu vì dễ bị sảy thai hoặc sinh non.


Người bị cảm lạnh, tiêu chảy, bệnh gout, người mới ốm dậy, người bị dị ứng không nên dùng cua đồng.
Ngoài ra, người có tiền sử cao huyết áp và tim mạch càng không nên ăn vì hàm lượng chất béo trong cua càng cao, ăn nhiều sẽ khiến cholesterol trong máu tăng cao.


Chế biến thế nào?


Để đảm bảo sức khỏe, theo TS Phan Thanh Tâm (Đại học Bách khoa Hà Nội), bạn nên chọn cua tươi sống và chế biến đúng phương pháp.


Khi chế biến, bạn cần làm sạch, loại bỏ vật ký sinh (vắt, sán, trứng giun sán, ấu trùng) bám vào thịt cua. Đặc biệt, các bà nội trợ nên mua cua về tự làm.


Sau khi làm sạch, người dùng nên ngâm thịt cua trong nước muối để vắt, sán nếu có sẽ bò ra. Hiện nay các chợ đa số làm cua xay sẵn cho khách, người mua phải chú ý nguồn nước và cách rửa cua sao cho sạch.


Việc phân biệt cua đồng và cua nuôi có thể nhận biết qua cảm quan. Cua đồng thường có màu nâu đất, rất bóng, hai càng thường không cân đối, một bên to hơn bên còn lại rất nhiều lần.


Hơn nữa, kích thước cua đồng không đều nhau. Cua nuôi đều nhau chằn chặn, hai càng cũng rất cân đối.
Đặc biệt, cua nuôi có màu rất lạ như xanh, trắng đục, xám. Cua đồng khi bắt lên bờ có thể để từ hai tới bốn ngày là bình thường, nhưng cua nuôi ngắn hơn.

 

Theo tin tức

Thêm bình luận


Mã an ninh
Làm tươi

TIÊU ĐIỂM

Nghệ sĩ Trần Lập qua đời ở tuổi 42
Sau 4 tháng chiến đấu với bệnh ung thư trực tràng, thủ lĩnh ban nhạc Bức Tường đã trút hơi...
Bớt hội họp để tập trung chống xâm nhập mặn
Tỉnh ủy Bến Tre chỉ đạo các cấp giảm hội họp, huy động cả hệ thống chính trị để phòng,...
Sở Y tế Đắk Lắk xin lỗi nữ sinh bị cưa chân
Chiều 17/3, Sở Y tế Đắk Lắk tổ chức họp báo thông tin về trường hợp nữ sinh Lê Thị...