Quảng Trị: Gấp rút hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm cho bà con vùng lũ

Hiện tại các khu vực ngập lụt nặng nhất là các xã Vĩnh Long, Vĩnh Lâm, Vĩnh Thủy, (huyện Vĩnh Linh), chính quyền đang gấp...
Chủ nhật, 18 Tháng 10 2015 06:13

Hiện tượng bình thường và tạm thời ở trẻ nhỏ này đôi khi lại có thể dẫn đến những căn bệnh nghiêm trọng.

 

Trẻ sơ sinh bị vàng da là hiện tượng gì?

 

Hiện tượng vàng da xảy ra do có quá nhiều chất bilirubin trong máu của trẻ. Khi trẻ ở trong tử cung của mẹ, nhau thai làm nhiệm vụ loại bỏ bilirubin. Sau khi trẻ chào đời, gan trong cơ thể trẻ sẽ thay thế nhau thai làm nhiệm vụ này. Gan của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện và do đó, phải mất vài ngày cho đến vài tuần để bắt đầu thực hiện chức năng một cách đầy đủ, vì thế mà có thể trẻ sẽ gặp hiện tượng vàng da.

 

Triệu chứng trẻ bị vàng da

 

Da trẻ bắt đầu hiện sắc vàng, bắt đầu từ mặt và đầu, sau đó lan dần xuống các khu vực phía dưới. Hiện tượng này được gọi là vàng da sinh lý bởi đó là một quá trình bình thường của cơ thể. Nếu bé có nước da ngăm đen sẵn thì có thể không nhìn thấy rõ sắc vàng. Lòng trắng, bên trong miệng, lòng bàn tay và gan bàn chân cũng có thể chuyển thành màu vàng.

 

Nhandao Vangda


Da trẻ bắt đầu hiện sắc vàng, bắt đầu từ mặt và đầu, sau đó lan dần xuống các khu vực phía dưới.


Các mức độ của bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh:

 

- Nhẹ: chỉ ở mặt và đầu.

 

- Trung bình: ngực và bụng.

 

- Nghiêm trọng: lòng bàn tay và gan bàn chân.

 

Vàng da có nguy hiểm không?

 

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh có 2 dạng là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý:

 

Trong trường hợp vàng da sinh lý

 

Ở một mức độ nhất định thì hiện tượng vàng da là bình thường ở trẻ sơ sinh. Như đã nói ở trên, chất trong cơ thể gây ra hiện tượng vàng da là một loại chất chống ô xi hóa cực mạnh. Vì thế, ở những trẻ em mạnh khỏe, mức độ vàng da thấp đến trung bình giúp bảo vệ bé khỏi những thay đổi đột ngột khi bé chuyển từ môi trường sống trong tử cung mẹ sang thế giới bên ngoài. Trong trường hợp này, nếu em bé khỏe mạnh, tỉnh táo và ăn tốt thì không cần phải điều trị.

 

Khi vàng da là một phần bình thường của quá trình chuyển từ sống trong tử cung ra bên ngoài của bé, bé có xu hướng bị khó chịu khi phải bú sữa. Nguyên nhân là do các bé vàng da hay buồn ngủ và vì thế mà có thể không bú đều hoặc bú hiệu quả cho lắm. Nếu mẹ gặp khó khăn trong việc cho con bú, hãy liên lạc với bác sĩ để được tư vấn kịp thời.

 

Trong trường hợp vàng da bệnh lý

 

Vàng da bệnh lý có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho trẻ. Trẻ có thể bị điếc, bị tê liệt lưỡi hoặc gặp các tổn thương khác về não nếu hàm lượng bilirubin trong cơ thể quá cao trong thời gian vài ngày hoặc vài tuần sau sinh. Một số nguyên nhân gây ra hiện tượng vàng da bệnh lý:

 

- Tế bào máu có hình dạng không bình thường.

 

- Trẻ bị chảy máu dưới da đầu.

 

- Trẻ bị nhiễm viêm gan A, B, C, rubella, nhiễm vi rút cytomegalovirus.

 

- Trẻ bị thiếu một số enzyme nhất định trong cơ thể.

 

- Hàm lượng hồng cầu trong cơ thể trẻ cao hơn bình thường (thường xảy ra với trẻ nhẹ cân và trẻ sinh đôi)

 

- Trẻ sinh non có xu hướng phát triển chứng vàng da vì gan của trẻ non nớt hơn và mất nhiều thời gian hơn để hoàn thiện.

 

- Do việc cho trẻ dùng thuốc.

 

- Do nhiễm trùng, nhiễm độc (ví dụ như nhiễm trùng máu).

 

- Do một số bệnh như xơ u nang hoặc tắc ống mật.

 

- Do hàm lượng oxy trong cơ thể bé bị thấp.

 

- Do rối loạn gen hoặc do các yếu tố di truyền khác.

 

Cách chữa trị bệnh vàng da

 

Hầu hết các em bé sơ sinh đều trải qua giai đoạn vàng da mà không cần phải điều trị. Thông thường,các triệu chứng sẽ tự mất dần trong 2 tuần đầu sau sinh.

 

Nhandao Vangda22


Hầu hết các em bé sơ sinh đều trải qua giai đoạn vàng da mà không cần phải điều trị. Thông thường, các triệu chứng sẽ tự mất dần trong 2 tuần đầu sau sinh.


Đôi khi những triệu chứng của trẻ có thể kéo dài hơn. Mẹ có thể trị chứng vàng da sinh lý tự nhiên ở trẻ bằng 2 phương pháp đơn giản:

 

- Cho bé bú thường xuyên: sữa mẹ có tính chất cực kì nhuận tràng, sẽ giúp loại bỏ chất bilirubin gây vàng da ra khỏi cơ thể bé qua đường phân.

 

- Liệu pháp ánh sáng: ánh sáng mặt trời buổi sớm giúp phá vỡ bilirubin trong da, giúp gan của trẻ hoạt động dễ dàng hơn. Chỉ cần cho bé phơi ánh nắng nhẹ buổi sớm 10-15 phút một lần, mỗi ngày 4 lần là đủ. Lưu ý không để trẻ dưới ánh nắng gay gắt, đặc biệt là lúc trời nắng cao điểm trong ngày.

 

Nếu bé yêu trải qua giai đoạn có mức bilirubin cao trong cơ thể quá lâu, rất có thể bé cần phải có sự điều trị phù hợp từ bác sĩ. Thường thì các bác sĩ sẽ nhanh chóng điều trị cho hàm lượng bilirubin của bé hạ xuống bằng phương pháp ánh sáng hoặc thay máu.

 

Như vậy, vàng da sơ sinh là một hiện tượng bình thường và tạm thời của quá trình sau sinh. Vàng da rất hiếm khi trở thành bệnh nghiêm trọng nếu bé được sinh đủ tháng (37-42 tuần) và không bị mắc vấn đề gì về bệnh lý. Nếu nghi ngờ chứng vàng da của bé yêu nhà bạn là bất thường, hãy liên lạc ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời.

 

Vàng da sơ sinh – khi nào nên lo lắng?

 

Cần liên lạc gấp với bác sĩ nếu bé có một trong các biểu hiện sau:

 

- Da của bé càng ngày bị vàng nhiều hơn.

 

- Da của bé đặc biệt vàng ở bụng, cánh tay và chân.

 

- Bé ốm yếu, mệt mỏi, khó tỉnh giấc.

 

- Bé không tăng cân, ăn uống khó khăn, kém hiệu quả.

 

- Bé bị vàng da trong thời gian dài hơn 3 tuần.

 

- Bé có những biểu hiện đáng nghi ngờ khác.

 

Theo KP

PLG_CONTENT_SHOWTAGS_TITLE Trẻ sơ sinh , vàng da , khi nào , nên lo lắng?

Thêm bình luận


Mã an ninh
Làm tươi