CPI năm 2024 tăng 3,66%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra
Những cơn đau đầu là không giống nhau. Vì vậy, các thuốc chỉ có thể giảm đau tạm thời. Tuy nhiên, chúng có thể gây ra tác dụng phụ.
Chứng đau nửa đầu
Thường thì phụ nữ hay bị chứng đau nửa đầu do viêm động mạch và mạch máu của não. Thông thường cơn đau bắt đầu ở một bên, sau đó có thể lan ra cả đầu. Người bị chứng này thường nhạy cảm với ánh sáng.
Đau đầu do xoang
Nếu có vấn đề về xoang, bạn sẽ bị nhức đầu mỗi khi giao mùa hoặc thay đổi thời tiết. Đau đầu kèm theo chảy nước mũi, nước mắt và sưng mặt...
Đau đầu do căng thẳng
Tình trạng stress kéo dài chắc chắn bạn sẽ bị đau đầu, thậm chí là chứng bệnh thâm niên. Biểu hiện là đau liên tục ở cả đầu lan sang vai và cổ...
Đau đầu cụm
Đây là chứng đau đầu mãn tính, lặp đi lặp lại kèm theo sưng ở mí mắt, chảy nước mũi, ra mồ hôi trên khuôn mặt quá mức. Nam giới có nguy cơ bị nhiều hơn 4 lần so với nữ giới. Cơn đau đầu sẽ tấn công khoảng 2-3 giờ sau khi bạn đi vào giấc ngủ, thỉnh thoảng cũng xảy ra khi bạn thức.
Đau đầu do hoocmon
Sự thay đổi đột ngột về nội tiết tố trong quá trình dậy thì, mang thai, kinh nguyệt và mãn kinh khiến phụ nữ thường bị đau đầu. Ngoài ra các loại thuốc như thuốc tránh thai có thể gây ra những thay đổi nội tiết tố dẫn đến đau đầu.
Đau đầu do răng
Nếu có bất kỳ vấn đề về răng miệng, bạn có thể phải gánh chịu ảnh hưởng của nó là chứng đau đầu. Bệnh nghiến răng, tình trạng sức khỏe răng miệng kém gây đau mặt và sưng phù, đau đầu dữ dội.
Đau đầu do rượu
Uống rượu quá mức là nguyên nhân dẫn đến đau đầu. Buồn nôn và đỏ mắt là triệu chứng phổ biến của chứng đau đầu do rượu.
Đau đầu mãn tính
Đây là một căn bệnh phổ biến cơ thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào. Nếu bị đau đầu ít nhất 15 ngày một tháng và thường xuyên tái phát cùng thời điểm đó vào tháng tới, có nghĩa bạn đang bị đau đầu kinh niên.
Đau đầu do mắt
Xem tivi quá lâu, làm việc nhiều giờ trước máy tính hoặc đọc sách mà không đủ ánh sáng sẽ làm căng mắt dẫn đến đau đầu.
(Theo Boldsky)