CPI năm 2024 tăng 3,66%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra

 Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2024 từ Tổng cục Thống kê cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình...
Chủ nhật, 20 Tháng 9 2015 06:04

Ngày nay, môi trường ngày càng ô nhiễm khiến cá nuôi hay cá được đánh bắt đều nguy cơ nhiễm hóa chất độc hại và gây ngộ độc cho người tiêu dùng.

 

Lời cảnh báo trên được đưa ra từ một trong những chuyên gia về chất độc hóa học hàng đầu thế giới, Giáo sư Ming-Hưng Wong của Viện Giáo dục Hồng Kông sau khi xem xét các nghiên cứu khoa học về nạn ô nhiễm thực phẩm và số lượng bệnh nhân ở khu vực châu thổ sông Châu, miền Nam Trung Quốc.

 

"An toàn thực phẩm hiện nay là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn nhất trên thế giới và chất hóa học gây ô nhiễm thực phẩm là một trong những mối quan tâm chính của toàn cầu. Công nghiệp hóa nhanh chóng diễn ra ở khắp nơi trên thế giới khiến nước sông bị ảnh hưởng bởi chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt có chứa kim loại nặng như arsenic, cadmium và thủy ngân và hydrocarbon".

 

Các hóa chất độc hại như arsenic, cadmium và thủy ngân và hydrocarbon sẽ nhiễm vào trong cá và trở thành nguồn gốc gây ngộ độc ở người tiêu dùng. Đồng thời chuỗi hóa học độc hại như thủy ngân được sản sinh bởi quá trình đốt than sẽ tích tụ thành các trầm tích bên dưới các bè nuôi cá và sau đó được biến đổi bởi vi khuẩn sunfua thành thủy ngân hữu cơ nhiễm vào cá, tạo thành hợp chất vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe con người.

 

Giáo sư Wong cho biết các nhà khoa học đang tìm kiếm các dấu hiệu sức khỏe của những người ăn nhiều cá. Ví dụ trẻ em tại Hồng Kông (khu vực có tốc độ công nghiệp hóa cao của thế giới) có nồng độ thủy ngân cao trong tóc của họ. Các nhà khoa học khác của Trung Quốc cũng báo cáo rằng những trẻ em mắc bệnh tự kỷ sống ở ven biển có hàm lượng chất độc hóa học như thủy ngân và cadmium rất cao. Trẻ em sống sâu trong đất liền, ngược lại, có mức độ asen và chì cap do ảnh hưởng của ô nhiễm công nghiệp ở cây lương thực và chăn nuôi.

 

Nhandao Hoachat

 

Con người khó tránh khỏi các hóa chất độc hại trong cá khi mà môi trường ngày càng ô nhiễm. Ảnh minh họa


Nghiên cứu được tiến hành với sự giúp đỡ của Hội Chữ thập đỏ Hồng Kông cho thấy rằng công chúng Hồng Kông có mức thủy ngân trong máu cao do người dân ở đây rất thích các món ăn từ hải sản. Cư dân của làng chài nuôi cá có hàm lượng thủy ngân cao trong mái tóc, điều này phản ánh mức độ của họ tiêu thụ hải sản. Phụ nữ bị ung thư tử cung có nồng độ cao các chất ô nhiễm hữu cơ và kim loại nặng trong các mô mỡ đều có sở thích ăn hải sản.

 

Trước đó, một nghiên cứu mới của Viện nghiên cứu Đa dạng sinh học ở Maine (Mỹ) cho thấy rằng 84% số lượng cá hiện nay đều nhiễm hàm lượng thủy ngân vượt mức cho phép. Điều này đặt ra một nguy cơ nghiêm trọng với sức khỏe cho con người.

 

Theo đó, ăn cá là cách để nhiễm độc thủy ngân nhanh nhất. Cá ngừ và cá kiếm có chứa lượng thủy ngân lớn nhất, có thể gây tổn hại vĩnh viễn tới não và thận. Bởi vì ô nhiễm thủy ngân diễn ra trên toàn cầu, không có quốc gia nào có thể tránh được sự thật này.

 

Thủy ngân có thể gây bệnh phổi nặng cấp tính, khiến nạn nhân bị ho, khó thở, đau tức ngực và có cảm giác đau rát ở phổi. Ngoài ra, nó gây mất trí nhớ, viêm miệng, lơ mơ, co giật, nôn ói và viêm ruột. Trong một số trường hợp, có thể gây ra ngộ độc cấp tính, suy hô hấp, thậm chí tử vong nếu tiếp xúc lượng thủy ngân lớn.

 

Theo TTT

Thêm bình luận


Mã an ninh
Làm tươi