CPI năm 2024 tăng 3,66%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra

 Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2024 từ Tổng cục Thống kê cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình...
Thứ sáu, 31 Tháng 7 2015 08:26

Cứ giảm 5kg lực kéo tay thì nguy cơ chết sớm tăng 16%, tỷ lệ mắc bệnh tim mạch lên 17% và đột quỵ tăng 9%.


Nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ hoặc tử vong có thể được nhận biết thông qua lực nắm bàn tay. Đây là kết quả nghiên cứu trên 140.000 người trong độ tuổi 35-70 tại 14 quốc gia, công bố vào tháng 5/2015 trên Tạp chí Y khoa The Lancet (Anh). Phương pháp được giới chuyên gia đánh giá giúp dự đoán nguy cơ mắc bệnh hiệu quả, đơn giản và ít tốn kém hơn đo huyết áp.

 

Nghiên cứu trong 4 năm cho thấy, lực kéo tay của phụ nữ ngoài 20 tuổi có sức khỏe bình thường là 34 kg, giảm xuống 24kg khi 70 tuổi. Lực kéo tương đương ở nam giới là 54kg và 38kg. Cứ giảm 5kg lực kéo thì nguy cơ chết sớm tăng 16%, tỷ lệ mắc bệnh tim mạch lên 17% và đột quỵ tăng 9%.

 

Những người có lực kéo suy giảm nhanh thì nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe cao hơn. Tuổi tác, hút thuốc, béo phì, lượng cholestrerol cao, huyết áp, nơi ở, tiền sử bệnh án gia đình... là những yếu tố làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ của bệnh nhân.

 

Nhandao keotay


Nghệ sĩ ưu tú Kim Xuân đánh giá sức khỏe bằng công cụ đo lực kéo tay.


Theo báo cáo của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc năm 2011, gần 95% người lớn tuổi ở Việt Nam gặp các vấn đề về sức khỏe bởi nhiều nguyên nhân. Trong đó, dinh dưỡng không đầy đủ và cân bằng là yếu tố quan trọng tác động đến tình trạng sức khỏe chung. Các chuyên gia khuyến cáo, khi kết quả dưới mức trung bình, cần điều chỉnh ngay các thói quen gây ảnh hưởng dưới đây.

 

Bổ sung dinh dưỡng

 

Bữa ăn cần cân đối tỷ lệ 4 nhóm thực phẩm gồm đạm, bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất. Ngoài 3 bữa chính có các món mặn, canh và rau xanh, người trên 50 tuổi nên bổ sung ít nhất 2 bữa phụ bằng các món ăn nhẹ như sữa, ngũ cốc...

 

Sữa dinh dưỡng dành cho tuổi trung niên là một trong những nguồn cung cấp đầy đủ và cân đối dưỡng chất. Acid béo không bão hòa đa (PUFA) và đơn (MUFA), giúp hệ tim mạch hoạt động tốt. Choline hỗ trợ não bộ và trí tuệ minh mẫn; canxi, vitamin D và các khoáng chất thiết yếu tăng cường sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh.

 

Vận động khoa học

 

Tập luyện giúp hệ tuần hoàn máu lưu thông, cơ thể dẻo dai, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Người cao tuổi nên chọn hình thức luyện tập phù hợp với bản thân như đi bộ, đạp xe, bơi lội, dưỡng sinh... và dành trọn khoảng 30 phút mỗi ngày. Tuy nhiên, nên tập vừa sức vào thời gian mát nhất trong ngày như buổi sáng sớm hay chiều tắt nắng, tránh xa bữa ăn.

 

Ngủ đủ giấc

 

Ngủ đủ và sâu giấc có thể giảm nguy cơ béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch và nỗi lo âu. Ngủ đủ cũng giúp phục hồi sức khỏe nhanh hơn khi đau ốm. Một giấc ngủ trưa ngắn nhưng đều đặn sẽ giúp người cao tuổi sống lâu hơn.

 

Thư giãn

 

Lối sống lành mạnh là cách tốt nhất giúp giảm stress, góp phần ngăn ngừa bệnh tim mạch và đột quỵ. Người cao tuổi nên tìm kiếm những thú vui và hoạt động ý nghĩa, để sở hữu một cuộc sống vui vẻ, an bình và dài lâu. Ngoài ra, mọi người nên duy trì chế độ ăn khoa học ít cholesterol, từ bỏ thói quen hút thuốc lá và rượu bia.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Người trên 50 tuổi nên kiểm tra sức khỏe tổng quát ít nhất 6 tháng một lần, nhằm phát hiện sớm, hạn chế thương tổn, ngăn ngừa biến chứng của bệnh. Phụ nữ nên tầm soát thêm tuyến vú, cổ tử cung; nam giới đánh giá thêm tuyến tiền liệt. Ngoài ra, người cao tuổi cũng nên tìm hiểu kiến thức sức khỏe thông qua internet, sách báo... để chủ động chăm sóc bản thân.

 

Theo VNE

Thêm bình luận


Mã an ninh
Làm tươi