CPI năm 2024 tăng 3,66%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra
Sầu riêng là loại trái cây có mùi thơm rất đặc trưng và là món khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên loại trái cây này cũng bị coi là nóng, nhiều cholesterol và gây béo. Liệu những điều này có phải là sự thật?
1. Người có cholesterol cao không nên ăn sầu riêng vì nó sẽ làm bệnh nặng thêm?
Tin tốt là bạn sẽ không tìm thấy cholesterol trong trái sầu riêng.
Sầu riêng cũng chứa các chất béo không no, có thể giúp giảm nồng độ triglyceride và lipoprotein mật đột hấp, còn gọi là cholesterol "xấu".
Nhưng sầu riêng cũng chứa một lượng nhỏ chất béo no có hại, có liên quan với bệnh tim.
2. Sầu riêng nóng, có thể gây ho và thậm chí gây sốt nếu ăn quá nhiều?
Quan niệm này tùy theo việc bạn theo Đông y hay Tây y.
Khái niệm "nhiệt" bắt nguồn từ Đông y. Sầu riêng được xem là có tính nóng. Những người mà cơ thể bị nhiệt nếu ăn nhiều sầu riêng có thể gây ra ho có đờm, đau họng và táo bón, và cũng có thể có hậu quả là sốt.
Theo Tây y, tuy về mặt khoa học sầu riêng có thể làm tăng nhẹ nhiệt độ cơ thể, song điều này không gây ra sốt hoặc dẫn đến ho hay nhiễm trùng đường hô hấp.
Thân nhiệt tăng là do quá trình chuyển hóa và hóa học xảy ra khi cơ thể tiêu hóa loại quả này.
3. Ăn sầu riêng cùng với rượu có thể gây độc, và ăn với sữa cũng nguy hiểm?
Chưa có bằng chứng khoa học chắc chắn về mối liên quan này. Một số người bị ợ nóng và đầy bụng sau khi ăn sầu riêng là do hàm lượng chất xơ và carbohydrate cao. Tình trạng này có thể nặng thêm nếu uống rượu.
Theo Đông y, rượu có tính nóng. Khi uống rượu cùng với sầu riêng cũng có tính nóng, những tác động này bị đẩy mạnh thêm và có thể làm mất cân bằng âm dương của cơ thể.
Tình trạng này có thể làm nặng thêm các bệnh hiện có, như bệnh tim mạch, và gây ra những nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng.
4. Đổ nước muối vào vỏ quả sầu riêng và uống nước này để tránh bị nhiệt khi ăn sầu riêng?
Điều này có vài phần sự thật - theo Đông y, nước muối được cho là giúp giảm độc tốt và tính nhiệt. Nó có thể điều hóa những tác dụng không mong muốn của việc ăn sầu riêng. Tuy nhiên không cần phải uống từ vỏ quả sầu riêng.
5. Người bệnh tiểu đường có thể thoải mái ăn sầu riêng và loại trái cây này không ngọt?
Loại trái cây này thực sự có hàm lượng đường cao, vì thế người bệnh tiểu đươgnf cần chú ý đến lượng ăn. Phần thịt ở quanh 3 hạt sầu riêng có thể chứa từ 20g - 30g, tương đương với lượng đường trong nửa lon Côca (20g) hoặc bằng một bát cơm trắng (30g). Các chuyên gia cho rằng người bệnh tiểu đường nên hạn chế chỉ ăn phần thịt quanh 1 – 2 hạt sầu riêng mỗi ngày.
Thông tin dinh dưỡng/100g sầu riêng (khoảng 3 hạt)
Năng lượng 160kcal
Protein 2,5g
Chất béo toàn phần 2,8g
Chất béo no 0,85g
Chất xơ 3,1g
Carbohydrate 31,1g
Cholesterol 0mg
Natri 8mg
Theo Dantri