Quảng Trị: Gấp rút hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm cho bà con vùng lũ
Theo y học cổ truyền, cá mè có vị ngọt, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ não tuỷ, nhuận phế, ích tỳ vị, khoẻ gân cốt,
Theo y học cổ truyền, cá mè có vị ngọt, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ não tuỷ, nhuận phế, ích tỳ vị, khoẻ gân cốt, thích hợp đối với phụ nữ sau đẻ thiếu sữa, đau đầu do phong hàn, chóng mặt, hoa mắt, nhiều đờm, gân cốt yếu, tỳ vị hư hàn, tiêu hoá kém, chán ăn,... Xin giới thiệu một số món ăn thuốc từ cá mè để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
Bài 1: Dùng cho các trường hợp huyết hư sau đẻ và thiếu sữa: Cá mè 1 con khoảng 500g, hạt mướp 30g, nghệ vàng 10g, gia vị vừa đủ. Cá mè làm sạch, cắt khúc, ướp gia vị và nghệ vàng băm nhỏ, thêm hạt mướp nấu thành canh, mỗi ngày ăn 1 lần.
- Hoặc: Cá mè 1 con 500g, mướp 30g, bột gia vị, gừng vừa đủ. Mướp gọt vỏ, rửa sạch xắt khúc. Cá mè làm sạch, cho vào nồi cùng gừng, bột gia vị, đổ nước vừa đủ, đun to lửa cho sôi rồi đun nhỏ lửa tới chín nhừ là được. Ăn cá uống canh trong ngày.
Theo SKĐS