Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt
Sự việc một nữ sinh 18 tuổi người Anh bị một loại ký sinh trùng đào hang trong mắt và ăn giác mạc từ trong ra ngoài vì nhiễm khuẩn từ kính áp tròng không phải là cá biệt. Có rất nhiều trường hợp viêm mắt, lét giác mạc, để lại sẹo giác mạc ảnh hưởng thị lực vì loại kính thời thượng này.
Những công việc làm giảm tuổi thọ và gây bệnh
5 cách để có thực phẩm an toàn
Tuy nhiên nữ sinh này nhiễm loại ký sinh trùng Acanthamoeba khiến cô phải điều trị liên tục, nhỏ mắt liên tục mỗi 10 phút mới có hi vọng cứu được đôi mắt. Loại ký sinh trùng này không chỉ gây viêm kết giác mạc mà còn đào hang ở khu vực nhãn cầu và nguy cơ bị mù rất cao. Thậm chí cô có thể chết khi ký sinh trùng này qua mắt chui được vào tuỷ sống.
Tại Việt Nam, kính áp tròng cũng ngày càng trở nên phổ biến, hấp dẫn các bạn trẻ bởi họ có thể thay đổi màu mắt theo ý thích. Vấn đề ở chỗ, nhiều bạn trẻ không thực hiện theo đúng hướng dẫn sử dụng dẫn đến những rủi ro cho mắt.
BS Hoàng Cương (BV Mắt Trung ương) phân tích những lợi – hại khi dùng kính áp tròng để người tiêu dùng sáng suốt lựa chọn.
Kính áp tròng cận thị thích hợp và tiện dụng với người chơi thể thao, làm việc văn phòng hoặc trong môi trường ít bụi. Thế nhưng thực tế số người lựa chọn kính áp tròng cận thị để điều chỉnh tật khúc xạ ở mắt không nhiều, mà chủ yếu là các bạn trẻ thích chạy theo thời trang, dùng kính không số có mầu sắc đa dạng (mầu nâu, xanh, lục, mầu khói...) để đổi màu cho mắt mà không lường trước được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Biểu hiện hay gặp nhất là bị chảy nước mắt, đỏ mắt, giảm thị lực do viêm giác mạc vì cách dùng không đúng. Bệnh viện đã từng tiếp nhận nhiều trường hợp bị tổn thương mắt do sử dụng kính áp tròng (kể cả kính áp tròng có số và không số). Trong quá trình đeo và tháo lắp kính thường xuyên, chỉ cần vô ý có thể làm trầy xước mắt, hoặc cũng có thể bị nhiễm nấm, nhiễm vi khuẩn, vi rút từ dung dịch rửa kính.
Không ít những trường hợp "nghiện" đeo kính áp tròng liên tục, lâu ngày nên xảy ra tình trạng vi sang chấn mắt. Có nghĩa là những chấn thương rất nhỏ mà mắt thường không thể quan sát được. Người đeo đôi khi chỉ thấy cồm cộm, khó chịu ở mắt, nhỏ chút nước muối có thể dễ chịu hơn nhưng tình trạng này lặp đi lặp lại nhiều lần thì hãy lưu ý và đến bệnh viện kiểm tra. Bởi những vết xước không được điều trị ngay có thể thành sẹo, nếu để lâu có thể gây viêm loét giác mạc, làm giảm thị lực, thậm chí dẫn đến mù loà.
Theo BS Cương, những tình huống gặp phải này thường ở những người tự mua kính áp tròng sử dụng mà không được sự tư vấn của bác sĩ mắt. Vì trước khi đeo kính, bác sĩ sẽ khám xem mắt bạn có thích hợp với kính áp tròng hay không. Kính áp tròng chỉ được chỉ định với những người có đôi mắt khỏe, đang không bị viêm nhiễm, không bị khô mắt.
Thực tế kính áp tròng cận có những ưu điểm nhưng tại Việt Nam các bác sĩ thường không khuyến cáo người cận sử dụng. Bởi môi trường Việt Nam nhiều khói bụi, khí hậu nóng ẩm và môi trường ô nhiễm khiến rất dễ nhiễm khuẩn từ việc đeo kính áp tròng, từ khói bụi. Khi đó người dùng mắt sẽ bị mắt khô, đỏ, cảm giác vướng...
Cũng cần lưu ý, không đeo kính áp tròng liên tục trong một thời gian dài. Các nghiên cứu đã chỉ rõ, nếu sử dụng kính áp tròng quá 3 năm có thể gây tổn thương ở mắt, khiến mắt dễ viêm nhiễm. Một số bệnh thường gặp do đeo kính áp tròng như viêm biểu mô giác mạc, nhiễm ký sinh trùng giác mạc, nhiễm các vi sinh vật... Hơn nữa, bản chất kính áp tròng là 1 hợp chất, nó có thể gây dị ứng, kích ứng với từng người, không phải ai cũng có thể đeo được kính áp tròng. Do vậy, trước khi quyết định đeo kính áp tròng phải đi khám mắt cẩn thận và chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ để tránh những hậu quả đáng tiếc do kính áp tròng gây ra.
Để sử dụng kính áp tròng đúng cách, BS Hoàng Cương khuyến cáo:
- Trước khi quyết định đeo kính áp tròng cần đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt để xem có được chỉ định dùng kính không. Không tùy tiện dùng kính khi chưa có chỉ định.
- Ngoài những vấn đề vệ sinh chung như hướng dẫn (ngâm, rửa kính áp tròng trong dung dịch chuyên dụng), hãy luôn đảm bảo bàn tay sạch khi thao tác đeo, chỉnh kính. Vì nếu một bàn tay bẩn sẽ dễ dàng khiến vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng xâm nhập vào mắt.
- Tuyệt đối không lạm dụng kính áp tròng như một món đồ thời trang. Và hãy luôn đi khám mắt định kỳ 3 – 6 tháng/lần. Không đeo kính áp tròng trường diễn mà hãy theo xen kẽ kính áp tròng với kính gọng để giảm bớt những nguy cơ rủi ro cho đôi mắt.
Theo DT
Tin cùng chủ đề
Tin mới
Các tin khác
- Mùa nóng chọn nước uống tốt cho trẻ nhỏ - 23/05/2015 08:55
- Bộ phận nào của thịt gà ăn nhiều không tốt - 23/05/2015 08:27
- Cách giảm cân phản khoa học là bỏ bữa - 22/05/2015 07:41
- Những ngày nóng người huyết áp cao cần đặc biệt lưu - 22/05/2015 07:29
- Khi trời nóng, thuốc gì chữa đau nhức xương - 21/05/2015 06:14