Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt
Một trong số những yếu tố nguy cơ gây đau ở bệnh thoái hóa khớp và một số bệnh khớp khác là sự thay đổi thời tiết.
Bộ phận cơ thể bị đứt rời hướng dẫn cách bảo quản tốt
Tôi năm nay 40 tuổi, bị thoái hóa khớp do từ nhỏ tập thể thao và bị chấn thương cột sống. Mấy hôm nay thời tiết nóng lên, tôi thấy đau nhức trong xương. Xin hỏi tại sao thời tiết nóng cũng bị đau nhức xương, tôi tưởng chỉ lạnh mới bị. Có thuốc gì để chữa chứng đau nhức này không?
Chứng nhức xương nhạy cảm với thay đổi khí hậu.
Thu Huyền (Bắc Giang)
Một trong số những yếu tố nguy cơ gây đau ở bệnh thoái hóa khớp và một số bệnh khớp khác là sự thay đổi thời tiết. Bên cạnh đó là những bệnh có thể xuất hiện cùng với thay đổi thời tiết như viêm nhiễm (thường là viêm họng, cảm cúm, rối loạn thể dịch...) cũng gây ra triệu chứng đau nhức cơ khớp toàn thân, điều này càng làm cho bệnh khớp sẵn có trở nên nặng nề và khó chịu.
Bệnh xương khớp là nhóm bệnh gần như gắn liền với hệ thống miễn dịch của cơ thể, bệnh nhân khớp thường cực kỳ nhạy cảm với thay đổi khí hậu, thời tiết, các bác sĩ thường nói đùa mỗi bệnh nhân khớp là một "phong vũ biểu" cực nhạy! Thông thường khí hậu ở nước ta dù nóng hay lạnh đều có độ ẩm khá cao so với các nước vùng ôn đới, áp suất không khí cao là những yếu tố làm khởi phát quá trình đau hay viêm khớp.
Trong thư bạn không nói rõ bị thoái hóa khớp nào ngoài cột sống (chấn thương cột sống do chấn thương thể thao) và cũng không mô tả rõ bị đau nhức trong xương vị trí nào, cột sống hay các xương chi, kiểu đau (khi cử động hay khi nằm nghỉ) khi trời nóng nên tôi không thể xác định rõ nguyên nhân đau của bạn, tuy nhiên bạn có thể tạm dùng các thuốc giảm đau thông thường như paracetamol kết hợp bổ sung nước uống và chất khoáng (muối, calci, kali, magiê) đầy đủ, nghỉ ngơi tránh nóng quá mức và điều trị các bệnh do thời tiết (nếu có) thì các triệu chứng đau có thể giải quyết được dễ dàng hơn.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các thuốc bôi ngoài da (không chà xát hay xoa bóp mạnh) hoặc cao dán giảm đau. Bạn cũng có thể sử dụng các thuốc kháng viêm không steroidnhư: ibuprofen, diclofenac, celecoxib, meloxicam... nếu bạn không bị các bệnh dạ dày, tăng huyết áp, tim mạch (chú ý uống thuốc sau bữa ăn, không dùng kéo dài, nếu cần phải được sự hướng dẫn của bác sĩ).
Lưu ý không nên sử dụng lại những đơn thuốc cũ hay đơn thuốc của một người khác có triệu chứng bệnh tương tự, vì mỗi người có thể trạng và bệnh lý khác nhau, có thể bị những biến chứng nặng của bệnh hay phản ứng phụ nguy hiểm của thuốc hoặc kéo dài thời gian nếu trường hợp bệnh nặng cần nhập viện, điều này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Vì vậy, tuyệt đối không nên sử dụng lại nhiều lần một đơn thuốc hoặc tự trị liệu theo kinh nghiệm nếu không phải là người làm chuyên môn trong ngành y tế. Trong trường hợp bạn phát hiện thấy khớp sưng nóng hoặc triệu chứng đau lan tỏa, kèm đau nhiều ban đêm và dai dẳng, bạn nên đến khám tại cơ sở y tế.
BS. Thái Thị Hồng Ánh
(Trưởng Khoa nội cơ xương khớp BV Nguyễn Tri Phương TP.HCM)
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Kính áp tròng những nguy hiểm khó lường khi dùng - 24/05/2015 00:35
- Mùa nóng chọn nước uống tốt cho trẻ nhỏ - 23/05/2015 08:55
- Bộ phận nào của thịt gà ăn nhiều không tốt - 23/05/2015 08:27
- Cách giảm cân phản khoa học là bỏ bữa - 22/05/2015 07:41
- Những ngày nóng người huyết áp cao cần đặc biệt lưu - 22/05/2015 07:29