Quảng Trị: Gấp rút hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm cho bà con vùng lũ

Hiện tại các khu vực ngập lụt nặng nhất là các xã Vĩnh Long, Vĩnh Lâm, Vĩnh Thủy, (huyện Vĩnh Linh), chính quyền đang gấp...
Thứ tư, 26 Tháng 8 2020 06:46

Thời tiết nóng khiến chúng ta bứt rứt mệt mỏi, mồ hôi ra nhiều, những người phải làm việc ngoài trời dễ bị cảm nắng, nóng... Xin giới thiệu một số món ăn, nước uống đơn giản, thanh nhiệt phòng chống cảm nắng nóng hiệu quả.

 

Ô mai giải khát: ô mai dầm nát, cho thêm nước và đường trắng vừa đủ độ chua ngọt theo khẩu vị, uống thay trà vào mùa nóng. Dùng tốt cho người bị cảm nóng, cảm nắng, vã mồ hôi khát nước.

 

Nước chè kim ngân hoa cúc: kim ngân hoa 10-12g, cúc hoa 10-12g hãm uống thay chè. Dùng tốt cho người bị cảm nắng (say nắng, say nóng), nổi ban mẩn ngứa dị ứng.

 

Nước thanh quả lô căn: trám 10g, rễ sậy 30g, đường phèn 30g. Trám đập vụn. Tất cả sắc hãm 30 phút, gạn ấy nước, hòa đường, uống. Dùng tốt cho người bị cảm nóng cảm nắng, sốt nóng đau đầu, đau sưng họng, ho khan ít đờm.

 

Trà kim ngân hoa tốt cho người bị cảm nắng (say nắng, say nóng), nổi ban mẩn ngứa dị ứng.

Trà kim ngân hoa tốt cho người bị cảm nắng (say nắng, say nóng), nổi ban mẩn ngứa dị ứng.

 

Trà tang diệp cúc hoa bạc hà cam thảo: tang diệp, cúc hoa, bạc hà, cam thảo, mỗi vị 10g. Tất cả hãm nước sôi uống thay trà. Dùng tốt cho người bị cảm mạo phong nhiệt.

 

Song cát thang: khổ qua tươi 250g, cát căn tươi 250g. Tất cả rửa sạch thái lát; sắc hoặc hãm uống. Ngày 1 lần, đợt 2-3 ngày. Dùng tốt cho người bị cảm mạo phong nhiệt đau đầu sốt nóng vã mồ hôi, tắc ngạt mũi, đau sưng họng, viêm khí phế quản, ho có đờm vàng, các trường hợp sốt xuất huyết (sốt Dengue) khi mới sốt nóng hay đã có xuất huyết dưới da và niêm mạc.

 

Tang cúc đạm trúc ẩm: tang diệp 6g, cúc hoa 6g, đạm trúc diệp 30g, bạch mao căn 30g, bạc hà 4g. Tất cả hãm với nước sôi, thêm chút đường uống thay trà. Dùng tốt cho người bị sốt nóng, ho khan ít đờm, vã mồ hôi (cảm mạo phong nhiệt), viêm kết mạc mắt cấp tính (đau mắt đỏ).

 

Nước ép ngó sen hòa mật: ngó sen tươi 100g, nước mía 50g (50ml). Ngó sen ép lấy nước, trộn với nước mía, chia uống 2 lần trong ngày. Dùng khi bị cảm cúm, trúng nóng, trúng nắng hoặc khô hanh gây kích ứng, vật vã, sốt, khát nước.

 

Nước ép dưa hấu cà chua: cà chua, dưa hấu, liều lượng tùy ý. Ép riêng từng thứ lấy nước trộn đều. Dùng làm nước giải khát mùa hè, chữa biếng ăn.

 

Cà chua ướp đường: cà chua 250g bóc vỏ, thái lát, rắc đường trắng để khoảng 30 phút, hoặc để tủ lạnh càng tốt. Dùng làm món ăn giải khát, giải nhiệt mùa hè.

 

Nước mía: mía tươi róc vỏ, đẵn khúc ăn tùy ý, hoặc nước ép mía để mát uống. Dùng tốt cho người bị sốt khô họng, tiểu dắt.

 

Cháo đậu xanh rất tốt cho người bị xơ vữa mạch vành, say nắng say nóng, sốt nóng khát nước, mụn nhọt.

Cháo đậu xanh rất tốt cho người bị xơ vữa mạch vành, say nắng say nóng, sốt nóng khát nước, mụn nhọt.

 

Nước chanh: chanh quả vắt lấy nước, thêm nước sôi nguội uống, có thể thêm đường, muối tùy ý. Tác dụng chống nắng, chống nóng, giải khát.

 

Nước bạc hà: bạc hà 16g rửa sạch, cho vào ấm, đổ 1 lít nước sôi hãm, thêm đường đủ ngọt rồi uống. Dùng tốt cho người bị cảm mạo phong nhiệt sốt nóng.

 

Đào chín: rửa sạch, gọt vỏ, ngày ăn 2-3 lần, mỗi lần 1-3 quả. Dùng tốt cho người bị cảm nóng, cảm nắng, mất nước, khát nước.

 

Canh đậu xanh: đậu xanh 100g xay, để nguyên cả vỏ, thêm nước nấu nhừ. Ăn để giải thử (chữa say nắng, say nóng).

 

Canh đậu nành cải củ: đậu nành 50g, cải củ (thái lát) 20g, hành ta 3 củ, thêm gia vị nấu canh. Dùng tốt cho người bị cảm nắng cảm gió sốt nhẹ, sợ gió, ho.

 

Cháo đậu xanh: đậu xanh 50g, gạo tẻ 100g. Gạo tẻ và đậu vo sạch, thêm nước nấu cháo ăn thường ngày. Dùng tốt cho bệnh nhân mạch vành, say nắng say nóng, sốt nóng khát nước, mụn nhọt.

Thêm bình luận


Mã an ninh
Làm tươi