Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt
Một nghiên cứu của các chuyên gia Nhật Bản được đăng tải trên tạp chí Nội khoa JAMA (JAMA Internal Medicine) cho biết, những người ăn nhiều protein có nguồn gốc từ thực vật có thể có tuổi thọ dài hơn những người ăn nhiều protein có nguồn gốc từ động vật.
Những phát hiện này được tìm thấy trong một nghiên cứu đoàn hệ trên quy mô 70.696 người Nhật Bản trong độ tuổi trung niên, theo dõi trung bình 18 năm, được thực hiện tại Trung tâm Y tế Công cộng Nhật Bản. Những người tham gia nghiên cứu có độ tuổi từ 45 đến 74 và không có tiền sử ung thư, bệnh mạch máu não, hoặc bệnh tim thiếu máu cục bộ. Quá trình theo dõi 18 năm ghi nhận có 12.381 trường hợp tử vong.
Những người tham gia nghiên cứu này tiêu thụ hàm lượng protein từ nguồn gốc thực vật trong khẩu phần ăn khá cao và hàm lượng protein có nguồn gốc protein động vật trong khẩu phần lại khá thấp so với dân số phương Tây.
Thông tin về chế độ ăn uống được thu thập thông qua bảng câu hỏi tần suất thực phẩm được chuẩn hóa. Các thông tin này được sử dụng để ước tính lượng hàm lượng protein trong chế độ ăn ở tất cả những người tham gia. Những người tham gia được phân loại thành các nhóm nhỏ dựa trên lượng protein của họ ăn vào, được biểu thị bằng phần trăm của tổng năng lượng.
Kết quả là những người thay thế chỉ 3% protein từ thịt đỏ bằng protein từ thực vật trong chế độ ăn có thể làm giảm tới 34% nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân, giảm 39% nguy cơ tử vong do ung thư, giảm 42% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch. Những người thay thế chỉ 4% protein từ thịt chế biến trong chế độ ăn uống của mình bằng protein từ thực vật có thể làm giảm 46% nguy cơ tử vong vì bất kỳ nguyên nhân nào và 50% nguy cơ tử vong do ung thư.
Nghiên cứu cũng cho thấy, việc sử dụng protein có nguồn gốc thực vật thay thế cho protein có nguồn gốc động vật, đặc biệt là protein từ thịt đỏ hoặc thịt chế biến, có liên quan đến nguy cơ tử vong chung thấp hơn 13%, nguy cơ tử vong do các nguyên nhân về tim mạch thấp hơn 16%.
TS.Frank Hu - Chủ tịch bộ phận dinh dưỡng tại Trường Y tế Công cộng Harvard T.H. Chan ở Boston (Mỹ), người không tham gia vào nghiên cứu, đã chia sẻ những nhận định khách quan của mình: “Các nghiên cứu trước đây đã phát hiện và đồng thuận rằng chế độ ăn uống giàu protein động vật hơn có liên quan đến việc tăng các bệnh mạn tính và tỷ lệ tử vong, trong khi ăn nhiều protein có nguồn gốc thực vật hơn có liên quan tới nguy cơ thấp hơn. Nhưng hầu hết các nghiên cứu này được thực hiện trên dân số phương Tây, nơi mà chế độ ăn thường có nhiều protein có nguồn gốc động vật hơn so với protein có nguồn gốc thực vật”.
TS.Frank Hu cho biết: Những người có chế độ ăn nhiều thực phẩm protein thực vật như các loại hạt, đậu nành và đậu lăng, có sự cải thiện đáng kể các yếu tố nguy cơ tim mạch như lipid máu, huyết áp và trọng lượng cơ thể. Điều đáng chú ý là những thực phẩm thực vật này không chỉ chứa protein mà còn chứa các chất dinh dưỡng có lợi khác như chất béo có lợi, vitamin chống oxy hóa, khoáng chất và các loại hóa chất thực vật (phytochemical). Mặt khác, chế độ ăn nhiều thịt đỏ và thịt chế biến có liên quan đến nhiều hậu quả không tốt cho sức khỏe như bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch và một số bệnh ung thư.
Để sống lâu hơn, con người nên thay thế protein từ thịt đỏ và thịt chế biến với các loại protein có nguồn gốc từ thực vật tốt cho sức khỏe như các loại hạt, các loại đậu, đậu lăng và ngũ cốc nguyên hạt. Một mô hình chế độ ăn uống như vậy không chỉ có lợi cho sức khỏe con người mà còn thân thiện với môi trường.
Tin mới
- Lợi ích sức khỏe của củ khoai sọ - 07/07/2021 02:52
- 5 cách uống cà phê cực hại sức khỏe - 05/07/2021 06:43
- 5 lời khuyên về ăn uống trước và sau khi tiêm vaccine COVID-19 - 03/07/2021 02:15
- 14 cách giúp bạn tăng cường miễn dịch chống Covid-19 - 02/07/2021 03:16
- 10 việc cần làm và cần tránh trước khi tiêm vắc xin COVID-19 - 01/07/2021 03:11
Các tin khác
- Giúp xương chắc khỏe khi ở nhà tránh dịch - 25/06/2021 10:25
- Giúp trẻ rèn luyện thể chất trong mùa COVID-19 - 24/06/2021 07:56
- Mùa nóng, nên ăn uống thế nào? - 18/06/2021 23:30
- 5 “bí kíp” dinh dưỡng để người cao tuổi sống khỏe - 17/06/2021 04:19
- Chế độ dinh dưỡng nào giúp trẻ tăng sức đề kháng? - 11/06/2021 10:38