Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt
Ăn uống vừa là nhu cầu vừa là thú vui trong cuộc sống. Nhưng khi lớn tuổi, hệ tiêu hóa của chúng ta cũng kém đi. Điều này làm trầm trọng thêm các vấn đề liên quan đến ăn uống, bao gồm chứng không dung nạp lactose - tình trạng hiện ảnh hưởng khoảng 65% dân số toàn cầu, ở mọi lứa tuổi. Vậy nguyên nhân gây nên tình trạng này là gì và xử trí ra sao?
Chứng không dung nạp lactose là tình trạng cơ thể không có đủ lactase, một enzyme trong ruột non, để hấp thụ đường lactose. Lactose là một loại đường trong những sản phẩm làm từ sữa như các loại sữa, phô mai,... Thông thường, lactase biến lactose thành 2 loại đường đơn giản gồm glucose và galactose, 2 loại đường này sẽ được hấp thụ vào máu thông qua niêm mạc ruột.
Chứng không dung nạp lactose tuy không nguy hiểm nhưng lại gây ra các triệu chứng khó chịu cho người bệnh.
Những biểu hiện
Hầu hết các triệu chứng của chứng không dung nạp đường lactose diễn ra trong vòng 30 phút đến 2 giờ đồng hồ sau khi ăn các sản phẩm làm từ sữa, bao gồm: đau dạ dày, chuột rút, đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy... Các dấu hiệu và triệu chứng ở trẻ nhỏ có thể có chút khác biệt như: tiêu chảy có bọt, chậm phát triển, thỉnh thoảng ói mửa, viêm da do hăm tã.
Không dung nạp lactose thường xuất hiện ở tuổi trưởng thành và không phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Các thực phẩm từ bơ sữa gây hiện tượng tiêu chảy do không dung nạp lactose.
Nguyên nhân của chứng không dung nạp lactose
Có nhiều nguyên nhân trong đó có không dung nạp lactose nguyên phát - đây là loại không dung nạp lactose phổ biến nhất. Do sự giảm sản xuất men lactase theo tuổi tác, do đó lactose trở nên kém hấp thu hơn khi chúng ta già đi.
Không dung nạp lactose thứ phát là hình thức xảy ra khi ruột non giảm sản xuất lactase sau khi bị bệnh, chấn thương hoặc phẫu thuật liên quan đến ruột non. Trong số các bệnh liên quan đến không dung nạp lactose thứ phát là bệnh celiac, loạn khuẩn và bệnh Crohn. Điều trị bệnh này cơ bản có thể khôi phục mức độ lactase và cải thiện các dấu hiệu và triệu chứng, mặc dù có thể mất thời gian.
Không dung nạp đường sữa bẩm sinh hoặc phát triển - bệnh này có thể xảy ra nhưng rất hiếm, chỉ xảy ra đối với những đứa trẻ được sinh ra không có men lactase. Rối loạn này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác theo cơ chế gene lặn, có nghĩa là cả 2 bố mẹ đều phải có gene bệnh và cả hai đều truyền cho trẻ, dẫn đến trẻ sinh ra mắc khiếm khuyết di truyền này. Trẻ sinh non cũng có thể không dung nạp lactose vì nồng độ lactose không đủ.
Lời khuyên của thầy thuốc
Khi xác định bản thân không dung nạp đường sữa lactose, bạn phải thận trọng với chế độ ăn uống của mình. Điều quan trọng là phải chú ý đến phản ứng của cơ thể với các loại thực phẩm khác nhau có chứa lactose. Nếu các triệu chứng không dung nạp lactose nghiêm trọng, cần phải tránh hoàn toàn các sản phẩm sữa. Nhưng với đa số, các triệu chứng không dung nạp lactose thường không nghiêm trọng và có thể kiểm soát. Dưới đây là những gì bạn có thể làm khi mắc chứng không dung nạp lactose:
Hạn chế tiêu thụ sản phẩm sữa: Hạn chế chứ không phải loại bỏ hoàn toàn. Bạn vẫn có thể thưởng thức một số sản phẩm chứa đường sữa. Bằng cách dần dần đưa các sản phẩm sữa vào chế độ ăn uống trong khi theo dõi phản ứng của cơ thể, từ đó sẽ tìm ra lượng đường sữa có thể tiêu thụ an toàn.
Thực tế, một số người vẫn có thể dung nạp được phô mai, sữa tươi và các sản phẩm từ sữa nguyên kem. Vì thế quan trọng là phải thử nghiệm để biết những gì phù hợp với bạn. Cách phù hợp là bắt đầu với một lượng nhỏ, sau tăng dần để tránh các vấn đề về tiêu hóa. Kết hợp uống sữa khi ăn các thực phẩm khác. Điều này giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và giảm nguy cơ phát triển các triệu chứng không dung nạp lactose. Thử nghiệm với các sản phẩm sữa khác nhau như phomai, sữa chua, kefi, sữa tươi...
Chọn và dùng sản phẩm không có lactose: Bạn có thể tìm thấy nhiều sản phẩm không có đường sữa hoặc ít đường sữa. Hãy thử ăn loại này để tránh các triệu chứng khó chịu.
Bổ sung men lactase: Có thể bổ sung men lactase để tiêu hóa đường sữa. Tuy nhiên đây không phải là giải pháp lâu dài và bền vững, cũng không nên là lựa chọn đầu tiên.
Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi, vitamin K: Để bổ sung canxi cho cơ thể khi bản thân mắc chứng không dung nạp sữa, một loại thực phẩm giàu canxi, có thể lấy canxi từ các thực phẩm giàu canxi khác như cải xoăn, bông cải xanh, đậu bắp, cá mòi, hạt hạnh nhân, hạt chia. Một số bệnh nhân có thể ăn sữa chua, sữa tươi, phô mai mà không gặp các triệu chứng đáng kể thì vẫn nên ăn.
Bạn có thể bị thiếu vitamin K khi không dung nạp lactose. Không có đủ vitamin K, cơ thể không thể hấp thụ canxi. Vitamin K cũng rất quan trọng đối với sự trao đổi chất, chức năng não và cân bằng nội tiết tố. Vì vậy cần bổ sung vitamin K từ thực phẩm như rau lá xanh, dưa chuột, bắp cải, quả kiwi, quả bơ, táo...
Lựa chọn thực phẩm probiotic - tăng số lượng vi khuẩn tốt trong ruột là một cách chắc chắn để cải thiện hệ thống tiêu hóa, từ đó sẽ ngăn ngừa các triệu chứng không dung nạp đường sữa. Probiotic có thể giúp cải thiện sự hấp thụ chất dinh dưỡng, hỗ trợ giảm cân và tăng cường hệ thống miễn dịch. Thực phẩm probiotic có thể lựa chọn như các loại dưa muối, kimchi, đồ uống lên men. Kefir, sữa chua cũng là một lựa chọn tốt.
Tin mới
- “Kẻ thù” của sức khỏe trong bữa ăn hàng ngày - 31/01/2021 11:22
- Ngâm chân bằng nước thuốc để bảo vệ sức khỏe trong mùa đông - 31/01/2021 00:18
- Hiểm họa bệnh tật khi rét đậm, rét hại - 18/01/2021 07:52
- Lựa chọn thực phẩm giúp cơ thể khỏe trong mùa đông - 13/01/2021 08:20
- Mùa lạnh, người bệnh tăng huyết áp cần chú ý - 13/01/2021 01:54
Các tin khác
- 6 loại thực phẩm tự nhiên là nguồn cung cấp omega-3 tuyệt vời - 31/12/2020 08:26
- Bữa cơm gia đình giúp duy trì chế độ ăn uống cân bằng - 31/12/2020 04:28
- Các phản ứng dị ứng có thể xảy ra khi tiêm vắc-xin COVID-19 - 27/12/2020 01:09
- Tầm quan trọng của các chất dinh dưỡng với cơ thể - 16/12/2020 08:13
- Hoạt động thể chất thường xuyên tốt hơn thời gian tập kéo dài - 11/12/2020 06:50