Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt
Mùa đông thời tiết thay đổi thất thường, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm lớn, khiến điều hòa nhiệt độ cơ thể khó thích nghi, những người có sức đề kháng kém như người già, trẻ em dễ mắc các bệnh: cảm cúm, viêm phế quản, viêm phổi... Bên cạnh các biện pháp tập luyện, mặc quần áo dày giúp giữ ấm và tăng đề kháng cơ thể thì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, chống chọi qua thời tiết mùa đông giá rét.
Ăn đa dạng, đầy đủ các loại thực phẩm
Chế độ ăn hàng ngày phải đủ 4 nhóm thực phẩm, giàu vitamin, khoáng chất và chất chống ôxy hóa để giúp cơ thể khỏe mạnh, nâng cao miễn dịch, góp phần dự phòng cũng như hỗ trợ điều trị khi bệnh xảy ra.
Các thực phẩm giàu protein là những thực phẩm hàng đầu giúp cơ thể chống rét và tăng sức đề kháng. Bởi những thức phẩm giàu protein sẽ giúp cơ thể tăng nhiệt tốt hơn so với thực phẩm chứa tinh bột hoặc chất béo. Thực phẩm giàu i-ốt cũng có vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe bởi i-ốt là nguyên liệu chính tổng hợp hormon tuyến giáp có thể thúc đẩy protein, carbonhydrat, chất béo trong cơ thể chuyển hóa thành năng lượng từ đó sản sinh ra nhiệt giữ ấm cơ thể. Các thực phẩm giàu i-ốt như rong biển, sứa, tôm, cua, sò, hến, hạt mè đen, hướng dương. Các thực phẩm từ sữa, các loại rau xanh giàu acid amin cũng giúp nâng cao khả năng chịu rét của cơ thể. Trong mùa đông, quá trình chuyển hóa các vitamin cũng diễn ra nhanh hơn, do đó cần kịp thời bổ sung qua chế độ dinh dưỡng. Vitamin A có thể tăng cường khả năng chịu lạnh của cơ thể, vitamin nhóm B giúp trao đổi chất bình thường, vitamin C có thể nâng cao khả năng thích ứng với thời tiết giá lạnh, vitamin E có thể lưu thông tuần hoàn máu, điều chỉnh lượng cân bằng hormon trong cơ thể. Nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin như gan động vật, cà rốt, ngũ cốc khô, rau màu xanh đậm, các loại hạt, cá biển, các sản phẩm từ đậu nành vào chế độ ăn hàng ngày.
Để giúp cơ thể chịu lạnh tốt hơn, việc bổ sung các khoáng chất cho cơ thể như magie, kẽm, sắt trong các bữa ăn hàng ngày là rất cần thiết. Các loại rau củ quả như cà rốt, khoai tây, cải thìa, ngó sen, khoai lang, khoai tây là những thực phẩm chứarất nhiều các loại khoáng chất này.
Theo Đông y, các vị chua, cay, mặn, ngọt, đắng cũng có tác dụng giữ ấm cho cơ thể. Theo y học cổ truyền, vào mùa đông thường đi tiểu nhiều, ăn đồ chua như cam, quýt, ô mai, sơn trà có thể giảm bớt tiểu tiện. Mùa đông tâm hỏa hơi nhiều cần ăn nhiều đồ đắng để bổ tâm. Những chất dạng kiềm chứa trong thực phẩm có vị đắng có tác dụng tiêu viêm, giảm nhiệt thúc đẩy tuần hoàn máu và giảm huyết quản. Thực phẩm có vị ngọt có tác dụng bồi bổ, ngừa co giật. Đường, mật ong, mứt có tác dụng cung cấp nhiệt năng nhưng không nên ăn quá nhiều vì dễ gây béo phì. Thực phẩm vị cay có tác dụng phát tán, hành khí, hoạt huyết, phần lớn thực phẩm có vị cay thiên về tính nhiệt như hành, gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu, quế, mùi khi dùng vào mùa đông có tác dụng trừ hàn và kích thích tăng nhiệt lượng cho cơ thể. Các thực phẩm vị mặn như rau câu, sứa, tảo... có tác dụng bổ ích, âm huyết, đào thải u-rê làm mạnh tạng thận. Tùy theo thể trạng từng người mà bổ sung các dưỡng chất cho phù hợp.
Một số loại thực phẩm giúp giữ ấm cơ thể
Bí đỏ chứa nhiều vitamin A cùng các nguyên tố vi lượng như mangan, giúp cơ thể sản xuất hormon và các chất cần thiết khác, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, do vậy đây là thực phẩm nên sử dụng trong mùa đông.
Cải xanh giàu sắt, canxi, magie, caroten, kali, vitamin C… giúp tăng cường thể lực, giảm bớt tình trạng nghẽn tắc phổi, dạ dày, tăng cường hệ miễn dịch. Bổ sung các loại rau cải hàng ngày là rất cần thiết.
Giá đỗ chứa nhiều các loạiprotein, phot pho, sắt và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể.
Rau diếp tăng cường tiết dịch vị và dịch tiêu hóa, tăng bài tiết mật cho cơ thể. Rau diếp chứa nhiều natri, kali và các loại vitamin giúp duy trì cân bằng nước, huyết áp... tốt cho người mắc bệnh tim, bướu cổ, ho.
Củ cải, dưa chuột là những thực phẩm chứa nhiều nước, vitamin C cùng một số chất khác có lợi cho gan, phổi, dạ dày; giúploại bỏ chất độc, giải nhiệt, tiêu đờm, bí tiểu, thích hợp trong việc bổ sung dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Thực phẩm cho người già và trẻ nhỏ cần chế biến mềm, dễ ăn, có thểthêm các gia vị để giữ ấm, tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Nên xào lẫn các loại rau gia vị, hành, tỏi trong thức ăn, bởi những loại thực phẩm này giàu vitamin, khoáng chất và các chất chống ôxy hóa giúp tăng cường miễn dịch, chuyển hóa trong cơ thể. Ăn gừng giúp giải cảm, phòng cảm cúm.
Tin mới
- 6 nên và 6 kiêng cho người đau dạ dày - 02/02/2021 09:02
- Dinh dưỡng lành mạnh ngừa ung thư - 02/02/2021 07:00
- “Kẻ thù” của sức khỏe trong bữa ăn hàng ngày - 31/01/2021 11:22
- Ngâm chân bằng nước thuốc để bảo vệ sức khỏe trong mùa đông - 31/01/2021 00:18
- Hiểm họa bệnh tật khi rét đậm, rét hại - 18/01/2021 07:52
Các tin khác
- Mùa lạnh, người bệnh tăng huyết áp cần chú ý - 13/01/2021 01:54
- Đối phó chứng không dung nạp lactose - 06/01/2021 10:08
- 6 loại thực phẩm tự nhiên là nguồn cung cấp omega-3 tuyệt vời - 31/12/2020 08:26
- Bữa cơm gia đình giúp duy trì chế độ ăn uống cân bằng - 31/12/2020 04:28
- Các phản ứng dị ứng có thể xảy ra khi tiêm vắc-xin COVID-19 - 27/12/2020 01:09