Cảnh báo lừa đảo đăng nhập ứng dụng bảo hiểm xã hội giả

Gần đây, nhiều đối tượng đã mạo danh cán bộ, nhân viên của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (BHXH) lừa người dân đăng nhập...
Thứ sáu, 17 Tháng 4 2015 07:20

"Không có tiền, tôi bỏ viện 109 về nhà. Lúc đó, người tôi mệt mỏi, mắt vàng, da vàng, thỉnh thoảng lại đau bụng. Tôi đã xác định chịu bệnh tật hành hạ đến khi nhắm mắt xuôi tay".

 

Câu chuyện về những bệnh nhân phong hủi được "cô tiên" Tranh hát và đắp thuốc

Sự kỳ diệu của nắm lá mát và những khối u bị "Đánh Bật"

 

LTS: Thời gian qua, dư luận được hâm nóng bởi câu chuyện về bà Phan Thị Tranh (thôn Viên Du, xã Thanh Vân, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc) có khả năng đặc biệt là chữa khỏi nhiều bệnh nan y cho những người dân nghèo chỉ bằng một cái bắt tay và nghe hát. Đến thời điểm này, tòa soạn cũng đã nhận được gần một nghìn bức thư của độc giả ở mọi miền Tổ quốc, trong số đó có nhiều người là Việt kiều mắc bệnh nan y đã được bà Tranh chữa khỏi. Hầu hết độc giả đều bày tỏ lòng biết ơn và cảm phục tấm lòng của bà Tranh. Hơn một năm qua Tòa soạn cũng đã cử phóng viên về Vĩnh Phúc tìm hiểu những người đến chữa bệnh và xác minh tính xác thực về khả năng chữa khỏi bệnh của bà.

 

Để rộng đường cho dư luận, chúng tôi xin đăng tải toàn bộ loạt bài viết của phóng viên khi đi tìm hiểu thực tế tại Vĩnh Phúc về khả năng chữa bệnh của "cô tiên" Tranh.

 

Không có tiền, bỏ viện về nhà


Anh Nguyễn Văn Cừ (SN 1963, trú tại thôn Viên Du, xã Thanh Vân, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc) đi xây và phụ hồ theo các công trình. Đã từng bị bệnh Viêm gan siêu vi trùng B, có lúc anh Cừ đã buông xuôi vì không có tiền chạy chữa.

 

Hai vợ chồng anh Cừ làm ruộng, quanh năm bám lấy ruộng đồng và làm thuê kiếm sống từng ngày. Bởi vậy, năm 1997, khi thấy cơ thể có những biểu hiện xấu: vàng da, mệt mỏi, mắt vàng, thỉnh thoảng lại đau bụng bên phải anh rất lo lắng. Ban đầu, nghĩ rằng do công việc đi xây, phu hồ vất vả nên cơ thể suy nhược. Anh chủ quan không đi khám chữa. Dù đã giảm uống rượu, bia tuy nhiên, thời gian này, anh Cừ thèm ăn chua.

 

Một hôm đi xây nhà ở làng bên, thấy nhà chủ thầu có cây khế chua ngon, anh Cừ tiện tay vặt một quả và ăn. Vừa ăn nửa quả khế, anh thấy đau bụng quằn quại. Được mọi người đưa đến trạm xá, các bác sĩ chuyển anh lên Bệnh viện huyện Tam Dương. Tại đây, sau khi khám nghiệm, các bác sĩ nghi ngờ anh bị viêm gan siêu vi trùng.

 

Để chắc chắn về sức khỏe của bệnh nhân, viện huyện chuyển anh Cừ đến bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc. Kết quả bệnh án của các bác sĩ trùng khớp với viện huyện: anh Cừ bị viêm gan B.

 

Nhandao rau Ba tranh

Hiện tại anh Nguyễn Văn Cừ đã khỏi bệnh.


Quanh năm chân lấm tay bùn, suốt ngày lấm lem vôi vữa, chưa bao giờ anh biết đến siêu vi trùng là con gì. Chỉ thỉnh thoảng trong làng có người muốn đi xuất khẩu lao động, nhưng khi khám bệnh, phát hiện viêm gan B, các công ty không nhận vào làm nữa.

 

Anh Cừ hỏi bác sĩ: "Bệnh của em điều trị hết bao nhiêu tiền?". Bác sĩ nói với anh: Còn tùy, cũng tốn kém đấy. Nghe thấy cụm từ "tốn kém đấy", anh Cừ lo lắng. Nguồn thu nhập chính của gia đình chỉ trông vào mấy sào lúa và tiền làm thuê của anh. Giờ lấy đâu ra tiền chữa bệnh. Nếu đầu tư chữa bệnh, lấy đâu ra tiền lo lắng cho hai đứa con đi học. Nghĩ vậy, anh xin bác sĩ giấu bệnh tình của mình không cho vợ anh biết.

 

Làm thủ tục nhập viện hết hơn một triệu đồng, anh Cừ nghĩ tiền nằm giường, tiền khám chữa của bác sĩ chắc cũng đủ. Đêm đó, anh trốn viện về nhà.

Thấy chồng về giữa đêm, vợ anh ngạc nhiên. Anh bảo vợ: "Bác sĩ bảo bệnh của tôi tại uống nhiều rượu, không có vấn đề gì, về nhà ăn uống điều độ là được". Bán tính bán nghi, vợ anh gặng hỏi nhưng anh không nói.

 

Một thời gian sau, thấy không còn đau bụng, trong một lần liên hoan đội thợ xây, anh Cừ đã uống rượu say. Ngày hôm sau, anh lại khổ sở vì bụng đau, người mệt mỏi và cồn cào ruột gan.

 

Lần này, vợ anh nhất định đưa chồng đi khám tại viện 109 (thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc). Cũng như lần trước, anh Cừ chỉ truyền nước, điều trị hai ngày rồi anh lại về nhà.

 

"Tôi nghĩ bệnh của mình không thể chết ngay được nhưng nếu chạy chữa đến cùng thì vợ con tôi chết vì đói mất thôi" anh Cừ xót xa nói.

 

2 tháng nghe hát, uống lá mát


Nhớ lại ngày tìm đến nhà bà Phan Thị Tranh (thôn Viên Du, xã Thanh Vân) anh Cừ cười: "Lúc đó cô mới chữa bệnh, người ta cứ bảo cô lừa của dân, nhưng cô có lấy gì của tôi đâu. Thang thuốc lá mát của tôi có vài chục nghìn, không bằng một lần truyền nước".

 

Khi đã buông tay, chấp nhận bệnh tật thì anh được một bác cùng làm thợ xây mách: người ta bảo bà Tranh chữa được bệnh đấy, vào nhờ bà biết đâu lại khỏi. Tháng 2/1999, anh Cừ nửa tin, nửa ngờ nhưng cũng đến nhà bà Tranh nghe hát.

 

Sau khi nghe được 6 bài hát, anh được cô bắt tay, đưa lá mát mang về nhà. Biết nhà anh Cừ khó khăn, cô không lấy tiền thuốc của anh mà còn động viên anh an tâm chữa bệnh, tin tưởng vào cô.


Cứ như vậy, 2 tháng trời nghỉ làm, anh vào nhà bà Tranh lấy thuốc. Lạ kỳ thay, bệnh tình của anh đã đỡ. Mắt và da anh hết vàng vọt, người anh đã khỏe lên đến 6 phần.

 

Tháng 6/1999, anh Cừ đã đi phụ hồ, xây trở lại. Thấy chồng khỏe khoắn, vợ anh vô cùng biết ơn bà Tranh. Hai vợ chồng đã mang con gà vào biếu bà. Bà không nhận, bảo anh mang về cho các cháu lấy tiền mua sách vở.

 

Từ năm đó đến cuối tháng 11/2013, anh Cừ thỉnh thoảng lại vào nhà bà Tranh lấy thuốc. Giờ anh đã khỏe mạnh, tăng 3 kg so với trước đây.

"Tôi là người dân không biết kêu ai, chỉ mong sao các bác chính quyền cho bà Tranh được chữa bệnh trở lại. Cô là người làm phúc cho dân, không có cô thì tôi đâu được khỏe mạnh như ngày hôm nay" anh Cừ chia sẻ.

 

Theo Ngaynay.vn

Thêm bình luận


Mã an ninh
Làm tươi