- Động đất tại Myanmar: WHO kêu gọi tài trợ khẩn cấp
- Cứu trợ động đất: Việt Nam triển khai hơn 100 cán bộ chiến sĩ sang Myanmar
- Quy định mới về xử lý vi phạm hành chính
- Bộ Y tế công bố 39 thủ tục hành chính sửa đổi, bãi bỏ lĩnh vực Bảo trợ xã hội và Phòng, chống tệ nạn xã hội
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Dự kiến hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trước ngày 30/6
- Công nhận 4 bảo vật quốc gia triều Nguyễn
- Hà Nội xén dải phân cách, điều chỉnh giao thông nhiều tuyến phố
Động đất tại Myanmar: WHO kêu gọi tài trợ khẩn cấp

Hoa Hậu Trăng Khuyết 2025 – Tôn vinh vẻ đẹp nghị lực
Cuộc thi sắc đẹp dành cho phụ nữ khuyết tật đầu tiên tại Việt Nam – Hoa Hậu Trăng Khuyết 2025 đang thu hút sự quan tâm...

Người đàn ông dân tộc cầu cứu sự giúp đỡ khi vợ và con được chẩn đoán bệnh nặng cùng lúc
Giữa những ngày tháng này, anh Giàng A Tranh – người dân tộc Mông ở bản Huổi Toóng I, xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà,...
Trung tâm Điều dưỡng phục hồi chức năng tâm thần Việt Trì (Phú Thọ) hiện đang quản lý, điều trị nội trú cho gần 250 bệnh nhân và điều trị ngoại trú cho trên 60 bệnh nhân của 22 tỉnh thành trong cả nước. Với phương châm lấy người bệnh làm trung tâm, tập thể cán bộ, viên chức trong trung tâm luôn gần gũi, gắn bó với người bệnh, hiểu đặc điểm, vấn đề của người tâm thần từ đó có những phương pháp hỗ trợ phù hợp. Nhờ đó, tình trạng của nhiều bệnh nhân đã có những chuyển biến rõ rệt, nhiều người đã trở về hòa nhập với gia đình, xã hội.
Trung tâm điều dưỡng phục hồi chức năng tâm thần Việt Trì (Phú Thọ) là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, có chức năng tiếp nhận, quản lý, điều trị, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng cho người mắc bệnh tâm thần mãn tính theo chế độ, chính sách của Nhà nước và quy định của Bộ. Được sự quan tâm đầu tư của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, cơ sở vật chất phục vụ người bệnh tại trung tâm tương đối đồng bộ, cùng với sự giúp đỡ, trao đổi kinh nghiệm của nhiều đơn vị liên quan và sự nỗ lực của tập thể cán bộ, viên chức, hoạt động chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh tại trung tâm ngày càng hoàn thiện hơn.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Lương Ngọc Cương, Giám đốc Trung tâm cho biết: “Khác với những người bệnh thông thường, người bệnh tâm thần có những đặc điểm rất riêng biệt: họ thường thể hiện thái độ thờ ơ, lạnh nhạt và ít chú ý đến người khác, họ có dáng vẻ bên ngoài kém gọn gàng, tác phong kỳ dị, khó hiểu…. Vì vậy, những người xung quanh thường gặp khó khăn trong việc tiếp xúc, nhiều người có cái nhìn thiếu thiện cảm, coi thường, xa lánh, khiến người bệnh dần dần bị cô lập với gia đình và xã hội. Hiểu được điều này, cán bộ viên chức đơn vị không có thái độ kỳ thị, coi thường người bệnh mà ngược lại luôn quan tâm, động viên để họ hợp tác trong quá trình điều trị, vượt qua mặc cảm bệnh tật, giúp họ thấy rằng cuộc sống của mình vẫn còn có ích”.
Hiện nay, Trung tâm Điều dưỡng, phục hồi chức năng tâm thần Việt Trì đang tiếp nhận hai đối tượng: bệnh nhân thuộc diện bảo trợ xã hội Nhà nước (được bảo đảm kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng) và những người điều trị luân phiên theo yêu cầu (gia đình tự đóng góp kinh phí).
Đối với người bệnh thuộc diện bảo trợ xã hội Trung tâm đảm bảo mọi tiêu chuẩn, chế độ theo quy định. Người bệnh được trang cấp đầy đủ quần áo, tư trang phục vụ sinh hoạt. Quần áo của bệnh nhân được thay giặt hàng ngày đảm bảo vệ sinh, gọn gàng. Mùa hè có quạt mát, mùa đông có chăn đệm đủ ấm, có nước nóng để tắm rửa. Các khu sinh hoạt đều có tivi phục vụ cho nhu cầu thông tin, giải trí của bệnh nhân. Người bệnh được theo dõi, chăm sóc sức khỏe kịp thời, những người có biểu hiện phát bệnh được xử trí ngay, không để lên cơn kéo dài. Công tác phòng dịch được chú trọng. chế độ dinh dưỡng được đảm bảo. Vì vậy, đa số người bệnh có sức khỏe tốt, có thể tham gia các loại hình phục hồi chức năng.
Thực hiện Đề án Trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011 - 2020 (Đề án 1215) của Thủ tướng Chính phủ và được sự quan tâm đầu tư xây dựng mở rộng của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, từ năm 2013 đến nay, trung tâm đã tiếp nhận hơn 200 đối tượng không thuộc diện bảo trợ xã hội vào điều trị luân phiên. Với mức đóng góp 2.200.000 đồng/tháng, người bệnh được đảm bảo chăm sóc toàn diện, gia đình không phải đi theo quản lý, phục vụ như ở các bệnh viện tâm thần khác.
Khi mới tiếp nhận bệnh nhân, trung tâm luôn khám sàng lọc, phân loại đối tượng để có phương hướng điều trì, chăm sóc, quản lý thích hợp. Hầu hết bệnh nhân khi vào viện đều được điều trị tích cực và thực hiện chế độ quản lý chặt chẽ tại khoa Điều trị bệnh nhân nặng, đến khi bệnh nhân ổn định về sức khỏe, tâm thần thì mới đưa ra các khu quản lý mở (phục hồi chức năng) để tham gia vào lao động liệu pháp.
Để đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh với mức sinh hoạt phí theo quy định, đòi hỏi cán bộ Trung tâm phải có sự tính toán rất khoa học. Trong điều kiện kinh phí hạn hẹp, Trung tâm đã tổ chức cho người bệnh tăng gia trồng trọt, chăn nuôi để cải thiện đời sống cho chính họ. Nhiều năm nay, Trung tâm đã tự cung cấp được 100% rau xanh và khoảng 60 – 70% các loại thực phẩm tươi sống như thịt lợn, thịt thỏ, cá… Sản phẩm làm ra đảm bảo chất lượng, tươi ngon, sạch sẽ, giá cả thấp hơn thị trường từ 10-20%. Hiểu tâm lý của người bệnh nên cán bộ trung tâm thường xuyên gần gũi, trò chuyện, an ủi, động viên họ, giúp họ nhận thức được bệnh tật của mình, tạo cho họ niềm tin với những người xung quanh.
Không chỉ trực tiếp hỗ trợ người bệnh, trung tâm còn hỗ trợ gián tiếp thông qua việc hướng dẫn, tư vấn cho gia đình về cách quản lý, chăm sóc khi người bệnh về tái hòa nhập cộng đồng, giải thích cho gia đình bệnh nhân hiểu về tình trạng của con em họ, giúp họ nắm được một số đặc điểm tâm lý để có cách ứng xử phù hợp, tránh gây ra những căng thẳng, mâu thuẫn khiến cho người bệnh bị kích động, tái phát.
Nhờ làm tốt công tác điều trị, chăm sóc cho người bệnh nên trung tâm được gia đình người bệnh rất tin tưởng. Số lượng bệnh nhân luân phiên đến trung tâm ngày càng tăng. Nhiều bệnh nhân khi mới vào bệnh rất nặng hoặc có hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng chỉ sau một thời gian ngắn (1 - 3 tháng) bệnh nhân đã tương đối ổn định, ăn ngủ tốt, sinh hoạt điều độ theo đúng giờ giấc quy định, một số còn có thể tham gia các hoạt động phục hồi chức năng hoặc trở về hòa nhập với gia đình.
Nguồn: Tạp chí Người bảo trợ
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Mỗi lần cần tiền nhậu, chồng lại lôi con ra làm áp lực với tôi - 12/09/2015 09:00
- Hôm nay giá xăng có thể giảm 1.000 đồng/lít - 03/09/2015 01:55
- 9 thói quen vàng giúp bạn trẻ ra 10 tuổi - 15/08/2015 01:19
- Nơi chắp cánh tương lai cho trẻ khiếm thị - 23/07/2015 04:28
- “23 tuổi mà sức em giờ chỉ làm được mỗi việc… giặt quần áo” - 21/07/2015 23:58
Các tin khác
- Vợ chồng mắc bệnh tâm thần làm sao nuôi con, trả nợ - 15/07/2015 23:30
- Thời tiết Hà Nội 12/7: Trời râm mát, có mưa rào vài nơi - 12/07/2015 01:06
- Công ty TNHH MTV Xổ số Kiến thiết Tiền Giang: Chú trọng thực hiện trách nhiệm với cộng đồng xã hội - 29/06/2015 02:34
- Thiếu 18 triệu đồng có thể tàn tật - 29/06/2015 02:12