VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Từ ngày 2-3/10/2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hồ Chí Minh phối hợp cùng Uỷ ban Paralympic Việt Nam...- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
- Công an TPHCM thông tin về các đối tượng 'chăn dắt' trẻ em để trục lợi
- Bạc Liêu: Hỗ trợ các em học sinh thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đến trường nhân dịp năm học 2024 – 2025
- Người khuyết tật một tay có được điều khiển xe máy?
Bà mất vì tai nạn, bố tâm thần, người con nguy cơ bỏ học giữa chừng
Bà nội gặp tai nạn tử vong trên đường đi chợ bán rau, bố bị bệnh tâm thần không thể tự lo cho bản thân, hoàn cảnh...Ông đồ người Dao đỏ, chỉ còn một bàn tay lành lặn và một con mắt sáng, tình nguyện mở lớp dạy chữ nôm dao cho hàng trăm học trò ở khắp nơi và luôn đau đáu với việc bảo tồn chữ viết, sách cổ của người Dao. Ông là nghệ nhân ưu tú Tẩn Vần Siệu.
Lớp học đặc biệt
Tả Phìn trời rét tái tê, lất phất mưa mù. Trên con đường đất đỏ mới mở lên núi Sín Chải có những đoạn lầy lội và trơn như đổ mỡ, mấy em nhỏ dân tộc Dao đỏ vượt dốc tìm đến nhà nghệ nhân Tẩn Vần Siệu. Nhìn từ xa, ngôi nhà gỗ nhỏ nằm khuất trong rừng cây tống quá sủ cổ thụ lúc nào cũng lãng đang sương mây, khiến người ta hình dung đến hình ảnh nơi ở của những ẩn sĩ thời xưa.
Nghệ nhân Tẩn Vần Siệu dạy chữ nôm Dao cho trẻ em xã tả Phìn |
Bếp than củi cháy rừng rực tỏa khói cay xè mắt, lão nghệ nhân Dao đỏ miệt mài viết những dòng chữ nôm trên chiếc bảng đã cũ, còn các học trò ngồi kín nhà ông cũng cặm cụi với từng nét chữ. Học trò đủ lứa tuổi, chủ yếu là nam giới. Có cháu nhỏ mới học lớp 4, lớp 5, còn có những người tóc đã điểm bạc.
Nghệ nhân Tẩn Vần Siệu chia sẻ: "Theo quan niệm của đồng bào Dao đỏ, mùa xuân tiết trời ấm áp, muôn hoa đua nở, cũng là dịp mọi người tạm nghỉ công việc đồng áng để đón Tết cổ truyền, nên là thời điểm thích hợp để khai bút học chữ nôm, học những đạo lý làm người tốt. Lớp học thường bắt đầu từ ngày mùng 1 tết đến hết ngày 15 tháng Giêng, nhưng có năm nhiều học trò ở các tỉnh xa đến nhà tôi từ giữa tháng 11 âm lịch để học chữ, đến hết rằm tháng Giêng mới về".
Hỏi thầy Siệu vào học lớp của thầy phải đóng góp nhiều không? Thầy hấp háy mắt: "Học trò chỉ cần mang theo một cân gạo, một lít rượu và hai hào bạc để nhận “sư phụ” thôi. Nhà thầy chật hẹp, học trò ăn ngủ ở đây có khi phải chen chúc nhau, nhưng ngày tết cũng thêm vui vầy. Là người Dao đỏ, có học chữ nôm Dao thì mới đọc, viết được gia phả của tổ tiên, dòng họ, mới thực hành được các nghi lễ cổ truyền, mới làm được thầy cúng giỏi để giúp dân, giúp bản.
Mỗi mùa hoa đào bung nở, học trò khắp nơi lại nô nức băng rừng vượt núi cả trăm cây số xa xôi tìm đến. Xuân này qua mùa xuân khác, “ông đồ” của bản Dao đỏ đã dạy chữ nôm Dao cho trên 300 học trò khắp nơi, từ Lào Cai, đến Lai Châu, Yên Bái, Thái Nguyên.
Bảo tồn sách cổ người Dao
Ở cái tuổi “ lục thập nhi nhĩ thuận”, thấu hiểu sự đời, nghệ nhân Tẩn Vần Siệu vẫn bảo mình thật may mắn vì được sinh ra trong gia đình có truyền thống học chữ nôm Dao, là người duy nhất trong 5 anh em được bố truyền dạy lại cách viết chữ , và những bài học về thiện – ác, tốt – xấu, nhân nghĩa ở đời.
Nghệ nhân Tẩn Vần Siệu uốn nắn từng nét chữ cho học sinh |
Nhìn bàn tay trái đã mất, ông tâm sự khi ngoài 20 tuổi, trong một lần đi phát nương thảo quả trên núi cao, không may ông phát phải quả mìn nên mất một bàn tay và một con mắt. Tai nạn đó không làm ông rời xa những dòng chữ nôm Dao. Mấy chục năm qua, thứ tài sản quý giá nhất mà ông vẫn trân trọng, gìn giữ hơn cả bàn tay, con mắt của mình chính là những cuốn sách cổ của tổ tiên do ông vất vả sưu tầm được.
Lần giở những cuốn sách viết bằng mực tàu cổ trên những trang giấy dó mỏng tang, nhiều cuốn đã nhàu nát, ố vàng theo năm tháng, ông Siệu chia sẻ: "Có cuốn sách tập hợp những bài cúng thần linh, trời đất, tổ tiên, dòng họ; có cuốn là những bài học về đạo lý làm người, có cuốn tập hợp những bài hát giao duyên, dân cao Dao đỏ…Đó là “ kho báu” bách khoa tri thức của tổ tiên người Dao đỏ, không gì đánh đổi được.
Ông Siệu có trên 40 cuốn sách cổ người Dao, có những cuốn sách tuổi bằng 4 -5 đời người như cuốn “thông sâu” ( thông thư) dày trên 400 trang để xem ngày tốt, ngày xấu, ngày làm nhà, cấp sắc, kết hôn; cuốn “ Khoi tàn sâu” (Khai đàn cấp sắc) dày 300 trang viết về các nghi lễ cấp sắc cổ truyền; cuốn “Trẩu đàng sâu (Gia phả họ Tẩn) dày 130 trang với hàng trăm bài hát, bài cúng cho đứa trẻ từ khi vừa lọt lòng mẹ đến khi về với tổ tiên; hay cuốn “Suất cành dung” (hát đối đáp giao duyên) dày 130 trang tập hợp 13 dạng hát đối đáp giao duyên của đồng bào Dao đỏ;…
Nghệ nhân Tẩn Vần Siệu miệt mài với việc sưu tầm sách cổ và bảo tồn chữ nôm Dao |
Ngày ngày nghệ nhân Tẩn Vần Siệu vẫn dành thời gian sao chép, bổ sung, biên soạn ra sách mới, dịch ra tiếng phổ thông. Có năm ông chép được 2-3 cuốn sách, mỗi cuốn vài trăm trang. Mỗi học trò khi kết thúc khóa học chữ mùa xuân, đều được ông tặng cho một cuốn sách photo để về hàng ngày đọc sách, ôn luyện cho không quên nét chữ nôm Dao.
Bày mực tàu giấy đỏ…
Trường tiểu học Tả Phìn, ngôi trường nhỏ từ lâu đã nổi tiếng với mô hình “ trường học du lịch” vì có những em học sinh dân tộc Dao là những hướng dẫn viên du lịch “nhí”. Trò chuyện với cô giáo Nguyễn Thị Kim Thêu, Hiệu trưởng nhà trường, cô Thêu tươi cười khoe: Học sinh của trường không chỉ tích cực học ngoại ngữ, mà còn rất thích học “nội ngữ” là chữ nôm Dao nữa để hiểu biết về phong tục, bản sắc của dân tộc mình, giới thiệu cho du khách gần xa. Tất cả là nhờ sự nhiệt tình và công lao của nghệ nhân Tẩn Vần Siệu trên núi Sín Chải.
“Ông đồ” Tẩn Vần Siệu dạy học sinh viết câu đối Tết |
Năm học vừa qua, trường tiểu học Tả Phìn đã mở lớp mời nghệ nhân Tẩn Vần Siệu xuống trường dạy chữ nôm Dao cho học sinh. Tuy tuổi đã cao, sức khỏe và đôi mắt đều yếu, nhưng ông vẫn không quản ngại đường trơn chống gậy vượt dốc hàng cây số xuống trường dạy chữ và dạy những bài hát của dân tộc Dao cho các cháu nhỏ.
Bên gốc đào cổ đang bung nở trong vườn trường Tiểu học Tả Phìn, “ ông đồ” Tẩn Vần Siệu mặc áo thổ cẩm, đội khăn truyền thống của dân tộc Dao, dạy học trò viết câu đối đỏ treo bên bàn thờ tổ tiên. Bàn tay ông cầm cây bút lông thật nhẹ nhàng, uyển chuyển đưa từng nét chữ mềm mại trên nền giấy đỏ. Viết xong câu đối, ông đọc to: “Xeng hẻng phẩy quẩy tành on/ Gìn hiều chom pêu hành phúc”, dịch ra là “Năm mới vốn quý bình an/ Vui vẻ ấm no hạnh phúc”.
Tin mới
- Sàn Bất động sản Nha Trang Real: Chất lượng, giá trị, thịnh vượng và nhân văn - 13/04/2018 06:55
- Công ty Cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông: Gắn phát triển kinh doanh với trách nhiệm xã hội - 12/04/2018 09:13
- Người thợ khắc đá nhân ái - 12/04/2018 09:06
- Câu lạc bộ Doanh nhân Khánh Hòa - Sài Gòn: Mở cơ hội kết nối - 12/04/2018 08:56
- Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB): phát triển kinh doanh gắn với lợi ích của cộng đồng - 12/04/2018 06:33
Các tin khác
- Người thầy thuốc trẻ của buôn làng Tây Nguyên - 19/03/2018 08:30
- Những bác sĩ thầm lặng chiến đấu với bệnh hiếm - 26/02/2018 08:18
- Tấm lòng nhà phật lo cho người, cho đời - 13/02/2018 07:55
- Babeeni Việt Nam và tâm huyết, trách nhiệm vì cộng đồng - 13/02/2018 07:45
- Trao yêu thương, nhận chân tình - 13/02/2018 01:56