VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Từ ngày 2-3/10/2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hồ Chí Minh phối hợp cùng Uỷ ban Paralympic Việt Nam...- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
- Công an TPHCM thông tin về các đối tượng 'chăn dắt' trẻ em để trục lợi
- Bạc Liêu: Hỗ trợ các em học sinh thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đến trường nhân dịp năm học 2024 – 2025
- Người khuyết tật một tay có được điều khiển xe máy?
Bà mất vì tai nạn, bố tâm thần, người con nguy cơ bỏ học giữa chừng
Bà nội gặp tai nạn tử vong trên đường đi chợ bán rau, bố bị bệnh tâm thần không thể tự lo cho bản thân, hoàn cảnh...Trong một tai nạn trên đường đến trường, cô giáo Nguyễn Thị Minh Tâm (giáo viên môn Toán, Trường THPT Thiên Hộ Dương, phường 6, TP Cao Lãnh, Đồng Tháp) đã mất đi chân trái. Vượt lên trên mất mát và mặc cảm của bản thân, cô giáo Nguyễn Thị Minh Tâm vẫn miệt mài trên từng trang giáo án với các em học sinh đồng thời còn tham gia hoạt động xã hội, giúp đỡ và truyền cảm hứng sống tích cực cho những người đồng cảnh.
Mất chân, không phải mất tất cả
Minh Tâm tốt nghiệp Đại học ngành Sư phạm Toán và năm học 2008 cô được phân công về công tác tại trường Trung học Phổ thông Tân Thành (xã Tân Thành A, huyện Tân Hồng) - ngôi trường thuộc vùng sâu, vùng biên giới của tỉnh Đồng Tháp. Chẳng hề ngại ngần gian khó, xa xôi, cô giáo trẻ với nhiệt huyết của tuổi thanh xuân đã thầm nhủ lòng sẽ gắn bó và gửi gắm ước mơ, hoài bão của mình vào các em học sinh vùng đất nghèo khó này. Nhưng rồi, một tai nạn giao thông bất ngờ xảy đến đã đưa cuộc sống và ước mơ của cô giáo trẻ sang bước ngoặt mới, rộng lớn và cũng nhiều thử thách hơn.
Nhớ lại ngày định mệnh ấy, giọng Minh Tâm bùi ngùi: “Ngày 31/8/2009, Tâm đi vận động các em học sinh trở lại lớp học sau 3 tháng hè. Khi về gần đến điểm trường thì bất ngờ bị xe tải đâm. Tỉnh lại trong bệnh viện, Tâm thấy mẹ ở bên giường và khóc rất nhiều. Lúc đó, Tâm vẫn chưa biết mình bị cưa mất chân. Mãi đến hôm sau Tâm mới biết điều này…”
ít ai ngờ rằng, cô gái trẻ lại có thể đối diện với nỗi đau lớn bằng sự bình tĩnh đến vậy. Lo lắng về tương lai nhưng Minh Tâm không hề suy sụp, vì cô tâm sự: “Mình suy sụp sẽ khiến mẹ và những người thân của mình càng thêm đau lòng. Hơn nữa, Tâm tự bảo chỉ mất một chân thôi, chứ không mất tất cả…”.
Chính cách suy nghĩ mọi việc theo hướng lạc quan đó đã giúp Minh Tâm vượt qua được hết những khó khăn, sự mặc cảm để bắt đầu những tháng ngày ròng rã tập làm quen với chiếc chân giả, để cố gắng sinh hoạt được như bình thường, trở lại bục giảng với những ánh mắt thơ trẻ mà cô đã nguyện gắn bó suốt cuộc đời.
Sẻ chia với người cùng cảnh ngộ
Khi đã đi lại được bình thường, Minh Tâm xin đi làm trở lại và được Sở GD&ĐT tỉnh Đồng Tháp tạo điều kiện cho cô chuyển công tác về gần nhà ở thành phố Cao Lãnh, giảng dạy tại Trường Trung học Phổ thông Thiên Hộ Dương.
Dù đi lại đã quen nhưng để đi xe máy thì lại chẳng dễ dàng, leo lên xe đi được nhưng mỗi lần dừng xe là Minh Tâm lại bị ngã. Cô gái trẻ cười vui: “Ngã không chỉ đau mà chân giả còn bị đứt dây, phải mang lên tận Sài Gòn sửa lại. Sau này, Tâm tìm được thợ sửa ở thành phố Cao Lãnh mới đỡ vất vả hơn. Ngã nhiều quá nên Tâm mang xe máy lên thành phố Hồ Chí Minh nhờ thợ chế thành xe ba bánh để việc đi lại thuận lợi, an toàn hơn”.
Khi đi lại vững vàng rồi, Minh Tâm bắt đầu vượt qua nỗi mặc cảm bằng cách ra công viên tập thể dục, chơi đánh cầu, nhảy dây… Trong nhiều ánh mắt đồng cảm, chia sẻ, không ít lần cô gái trẻ bắt gặp những ánh mắt ái ngại, nhưng điều đó càng làm Minh Tâm nỗ lực hơn trong việc “cởi trói” cho bản thân để hòa nhập với cộng đồng. Cũng từ kinh nghiệm vượt qua nỗi đau khuyết tật để tiếp tục vươn lên trong cuộc sống nên Minh Tâm hiểu rõ nỗi đau, sự khó khăn của những người đồng cảnh. Suốt hai năm qua, ngoài những giờ đứng trên bục giảng, cô đã dành nhiều thời gian, có khi vượt hàng trăm km đến thăm, động viên những người “bỗng dưng” gặp tai nạn như mình.
Minh Tâm kể: “Qua người bạn, Tâm biết một cô giáo trẻ ở Trà Vinh bị tai nạn, mất một chân đang nằm điều trị ở TPHCM. Tâm đợi mẹ vắng nhà, một mình bắt xe lên bệnh viện thăm, trò chuyện với cô giáo đó. Cô ấy đã vui vẻ trở lại và đang dần trở lại cuộc sống bình thường, dù trước đó rất buồn, nhiều lúc không muốn sống”. Theo Tâm, cô chẳng có phép màu nào ngoài những lời thăm hỏi, động viên chân tình; chia sẻ những câu chuyện vượt lên chính mình của những nhân vật được thông tin trên báo chí… Từ đó, những người bạn đồng cảnh mà cô từng tiếp xúc đã dần thay đổi suy nghĩ, từ chán chường, buông xuôi dần trở nên cởi mở, suy nghĩ tích cực hơn về tương lai, cuộc sống.
“Những người Tâm đến thăm sau này trở thành bạn bè, người thân của Tâm và họ còn tình nguyện tham gia hội viên nhóm thiện nguyện Nhất Tâm. Một số bạn, anh chị còn cùng Tâm đến chăm sóc người khuyết tật. Tâm thấy hạnh phúc về điều này và mong có cơ hội được chia sẻ, truyền cảm hứng sống tích cực cho những người khuyết tật khác”, Minh Tâm chia sẻ.
Minh Tâm tham gia phát cơm từ thiện cho các thí sinh trong Kỳ thi THPT quốc gia
Hiện nhóm thiện nguyện Nhất Tâm do cô giáo Tâm thành lập chuyên tổ chức các hoạt động giúp đỡ học sinh, người dân có hoàn cảnh khó khăn. Để có nguồn quỹ, mỗi dịp lễ, Tết, nhóm lại đi bán hoa hồng; vận động bạn bè, người thân hỗ trợ. Mỗi lần đi trao quà cho các hoàn cảnh khó khăn, Minh Tâm vẫn luôn trăn trở khi món quà của mình trao đi chỉ giúp bà con được một bữa no. Cô ước ao có thể kết nối được với doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, cơ sở dạy nghề… để giúp người nghèo có được chút vốn làm ăn hoặc hỗ trợ dạy họ một cái nghề, tạo điều kiện để họ có việc làm ổn định thì mới thoát nghèo bền vững được.
Ông Nguyễn Văn Tiền - Phó Chủ tịch UBND phường 6, TP Cao Lãnh, cho biết: “Thời gian qua, nhóm thiện nguyện Nhất Tâm đã mang lại hiệu quả thiết thực trong việc góp phần chia sẻ khó khăn với những hộ nghèo, người già neo đơn, người khuyết tật… trên địa bàn. Việc làm của cô Minh Tâm cũng như các thành viên trong nhóm có ý nghĩa xã hội lớn lao, động viên cộng đồng chung tay cùng chính quyền địa phương chăm lo đời sống cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, góp phần ổn định an sinh xã hội”.
Tin mới
Các tin khác
- Hành trình thiện nguyện của chàng trai phố Hội - 31/10/2017 03:41
- Cô giáo trẻ với tấm lòng nhân ái - 31/10/2017 03:36
- Cô giáo trẻ hết lòng vì công tác thiện nguyện - 31/10/2017 03:32
- Người “có tài” làm việc thiện - 31/10/2017 03:28
- Hội Trợ giúp người khuyết tật Việt Nam: Hoạt động vì quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật Việt Nam - 20/10/2017 06:30