Vẽ ước mơ từ bàn tay... một ngón
Là một học sinh khuyết tật vận động nặng nhưng em Hoàng Đức Sơn, lớp 10A10, Trường THPT Vĩnh Linh đã du ngoạn khắp nơi...Tương lai mờ mịt của hai đứa trẻ ở Huế khi bố đột quỵ, mẹ ung thư
Bố bị đột quỵ, mẹ mắc ung thư, tương lai hai đứa trẻ ở huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế) trở nên mờ mịt hơn bao giờ...Bà Thai cũng đã ở vào cái tuổi gần đất xa trời, bà cứ tuôn trào nước mắt mỗi khi nghĩ đến cuộc sống của chồng con. Vất vả bà không sợ, bà chỉ lo lỡ như bà chết trước thì ai sẽ thay bà chăm người chồng tai biến và 2 đứa con điên dại.
Mỗi khi nghĩ đến tình cảnh sau này sẽ ra sao của hai người con điên dại, bà Ngô Thị Thai (72 tuổi, ngụ xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) lại trào nước mắt. Bản thân bà Thai tuổi đã cao, lại mắc những căn bệnh người già, bà nói mình có thể nằm xuống bất cứ lúc nào. Rồi khi đó, ai sẽ thay bà chăm chồng bị tai biến, ai lo miếng ăn, cái mặc cho 2 người con điên dại của mình.
Lau những giọt nước mắt rớt xuống đôi má đã nhăn nheo, bà Thai kể, con trai bà là anh Lê Văn Hiền (40 tuổi) trước đây bình thường, đi làm mướn tự lo được thân. Rồi không hiểu anh gặp chuyện gì mà đầu óc lúc nhớ, lúc quên. Trong một chuyến làm ăn xa trở về nhà hồi năm 2009, ngay cả mẹ mình anh Hiền cũng chẳng biết. Những ngày lên cơn, anh Hiền đập phá tứ tung, mang cả dao rượt mẹ chạy quanh nhà. Còn những khi "mát trời" thì anh lại nằm lì một chỗ, hiền như một đứa trẻ lên 3. Anh nằm trên võng, nhắm nghiền mắt, mơ mơ màng màng như thể đang hồi tưởng lại chuyện gì đó đã qua.
Anh Lê Văn Hiền lúc lên cơn thì đập phá, lúc tỉnh thì lại nằm im lìm như một đứa trẻ lên 3.
Còn cô con gái út của bà Thai là chị Lê Út Nhỏ (29 tuổi) lúc sinh ra bình thường như bao người khác. Cho đến năm 12 tuổi, chị Út Nhỏ bất ngờ bị động kinh rồi trở thành người tâm thần từ ngày đó. Suốt ngày chị Út Nhỏ quanh quẩn trong nhà và vật bất ly thân với chị là ca nước uống. Khi chúng tôi đến thăm tận mắt chứng kiến chị Út Nhỏ hết cầm ca uống thì lấy ống hút hút nước như thể đối với chị không có nước là sẽ chết.
"Con Út Nhỏ chẳng biết gì cả chú à, ai nói cũng chẳng nghe, mà nó cũng chẳng nói chuyện với ai, cứ uống nước rồi lầm bầm nói nhảm một mình. Rồi còn thằng con trai lúc tỉnh, lúc mê không làm được gì cả. Mỗi ngày nhìn cả hai đứa con như chỉ có cái xác không hồn không vía, là mẹ, tui đau lắm chú à", bà Thai ngậm ngùi mở đầu câu chuyện.
Chị Lê Út Nhỏ đã 29 tuổi nhưng ngớ ngấn chẳng biết gì, suốt ngày chỉ uống nước, lẩm bẩm một mình như người mất hồn.
Nỗi đau hai đứa con điên dại còn đó chưa nguôi ngoai thì bà Thai lại chứng kiến cảnh ông Lê Văn Phến (76 tuổi, chồng bà) bị tai biến. Ông Phến từ khi bệnh mấy năm nay không còn lao động, chỉ nằm một chỗ. Mọi sinh hoạt của ông Phến đều do bà Thai chăm nom từ miếng ăn, giấc ngủ đến việc cá nhân.
Và cũng từ ngày chồng bệnh, chuyện "cơm áo gạo tiền" đều đổ dồn lên vai bà Thai với bao nỗi khó khăn, vất vả. 72 tuổi, cái tuổi cũng gọi là xưa nay hiếm, cái tuổi đã có thể nghỉ ngơi để an hưởng tuổi già, vậy mà, bà Thai chưa được một ngày ngơi nghỉ, nhẹ lòng. Hàng ngày, một mình bà Thai phải gồng gánh kiếm từng đồng để nuôi chồng, nuôi con bệnh tật. Khổ nỗi, bản thân người phụ nữ này chẳng mạnh khỏe gì. Tuổi già đến với bao nhiêu thứ bệnh trong người có lúc đã khiến bà Thai ngã quỵ vì đuối sức. Lưng đã còng, hai chân không còn vững, đi đứng khó khăn nhưng hàng đêm khi chồng con đã yên giấc, bà Thai phải lặn lội dưới sông kiếm từng con cá, con tôm để sáng hôm sau bán lấy tiền mua gạo ăn qua bữa, mua viên thuốc uống cho chồng con.
Ông Lê Văn Phến bị tai biến nằm một chỗ, trở nên gánh nặng cho vợ.
Ngày chúng tôi đến thăm, nhìn bữa cơm của gia đình bà Thai chẳng có gì ngoài nồi cơm trắng đã nguội, khô cứng lại. Vừa xới lại nồi cơm, bà Thai nói nghe đến nghẹn lòng: "Chú thấy đó, ông Phến nằm liệt, hai đứa con thì khờ, bữa cơm gia đình tui có bao giờ ăn chung được đâu. Mà cũng chẳng có gì để ăn bởi có khi chỉ có cơm trắng, nước mắm. Mấy con cá, vài con tôm kiếm được dưới sông mỗi đêm tui đem bán hết rồi vì không bán thì biết lấy gì mua gạo, mua thuốc hả chú".
Bữa cơm của gia đình bà Thai có khi chỉ là cơm trắng qua ngày.
Xới cơm xong, bà Thai lấy đưa cho chúng tôi xem một bọc thuốc dành cho cả 4 người trong nhà. Bà Mai cho biết, mỗi ngày ông Phến, bà và 2 đứa con đều phải uống thuốc để giảm đau, giảm cả những cơn động kinh. Chỉ tính riêng tiền thuốc, anh con trai mỗi tháng tốn 600.000 đồng, ông Phến 5 ngày thì 70.000 đồng, còn bà Thai và con gái Út Nhỏ thì chỉ có thể lãnh tạm bên Trạm y tế xã uống đỡ qua ngày chứ chẳng có đủ tiền để mua thuốc bên ngoài.
Những đêm lặn lội dưới sông, bà Thai chỉ tạm kiếm đủ tiền mua thuốc uống cho cả gia đình.
Không có khả năng mua những loại thuốc đắt tiền, cộng thêm sự khổ cực, lam lũ suốt ngày khiến sức khỏe của bà Thai ngày càng yếu đi. Bà Thai nói, bà chẳng sợ nỗi vất vả, cực nhọc, chẳng sợ những cơn đau khớp, đau lưng hành hạ bà những khi trái gió trở trời. Bà nói bà chỉ sợ nhất một điều là bà nằm xuống trước chồng, trước con bất cứ lúc nào thì ngày đó chồng con sẽ ra sao. Nghĩ đến tình cảnh ấy của gia đình, bà Thai bật khóc như một đứa trẻ. Những giọt nước mắt bất lực trước cảnh bế tắc của gia đình rớt dài trên má làm cho nỗi khổ tâm như hiện rõ hơn trên khuôn mặt bà Thai, còn trong lòng bà càng đau xót hơn. Bà Thai đau cho một người làm mẹ như bà mà chẳng thể lo trọn cho 2 đứa con điên dại. Bà lại xót cho cảnh một người làm vợ như bà không chăm sóc vẹn toàn cho chồng bệnh tật đang cần bà bên cạnh.
Tuổi già với bao nỗi khó khăn vất vả khiến người phụ nữ này không còn đủ sức gồng gánh cuộc sống gia đình.
Nghe những lời tâm sự của bà Thai nói với chúng tôi, ông Phến nằm cạnh đó cũng bật khóc. Căn bệnh tai biến khiến ông chẳng nói được một lời nào nhưng có lẽ ông hiểu được những nỗi khốn khó mà gia đình đang gặp phải. Một người hàng xóm kể với chúng tôi rằng, mỗi khi bà Thai lo những việc cá nhân cho ông thì ông Phến đều khóc. Nước mắt của người chồng, người cha, người trụ cột rớt xuống làm cho gia cảnh của gia đình này càng thêm khốn cùng hơn. Nhìn ông Phến khóc nức nở trước vợ, nhìn hai người con ngơ ngác trước sự tiều tụy của mẹ, chúng tôi cũng nghẹn lòng trước số phận của bà Thai.
Bà Thai đang ở vào cảnh bế tắc và chỉ còn biết cầu trời sao mình đừng chết trước để còn lo cho chồng con lâu dài.
Tâm sự với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Thiệp (hàng xóm bà Thai) cho biết, bà Thai giờ là người "khỏe" nhất trong những người bị bệnh của gia đình. Ở cái tuổi ngoài 70, bà Thai lại làm người trụ cột để lo cho chồng, cho con. "Thời gian qua, tui thấy sức khỏe bà Thai đã xuống, rồi dần thời gian tới không biết bà còn gồng gánh nổi cuộc sống của gia đình nữa hay không, chúng tôi tội nghiệp bà ấy lắm. Chúng tôi mong là có ai đó thương tình giúp đỡ để bà có thêm điều kiện nuôi chồng, chăm con", bà Thiệp mủi lòng.
Chúng tôi hỏi bà Thai về điều mà bà mong ước cho mình, bà Thai nghẹn ngào: "Từng tuổi này tui có gì mong ước cho mình đâu hả chú, chỉ cầu trời đừng cho tui ngã xuống trước chồng con, sao cho chân tay không mỏi để mỗi ngày còn kiếm được miếng ăn, viên thuốc cho chồng con là mừng lắm rồi".
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về: 1. Mã số 1762: Bà Ngô Thị Thai, ấp Bửu I, xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu. 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank: * Tài khoản USD tại VietComBank: Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank: * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 |
Theo dantri
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Cách quyên góp cho nạn nhân động đất ở Nepal - 01/05/2015 15:30
- Hai hoàn cảnh khó khăn ở Phú Thọ được nhận hơn 250 triệu đồng từ bạn đọc - 27/04/2015 15:24
- Cậu bé đến trường trên đôi tay tật nguyền - 25/04/2015 17:00
- Cảnh đời bi đát của cậu học sinh lớp 11 trước cảnh "bà liệt, cha tâm thần" - 22/04/2015 16:52
- Một gia đình có 10 giấy chứng nhận khuyết tật - 22/04/2015 16:50
Các tin khác
- 2 người mẹ điên và những đứa trẻ sống bằng... rau rừng - 15/04/2015 02:50
- Xót thương nhìn cháu bé suy tủy, bạch cầu cấp - 13/04/2015 09:36
- Xót lòng bé trai 4 tháng tuổi bị hoại tử ruột, bố mẹ khốn khó trăm bề - 09/04/2015 03:11
- Xót xa tình cảnh cậu học sinh lớp 12 một mình chăm bố liệt nửa người, mẹ sống đời thực vật - 08/04/2015 02:24
- “Bố mất rồi, giờ mẹ mà mất nữa cháu biết làm sao ?!” - 07/04/2015 09:47