Tạm giữ chủ cơ sở trông giữ trẻ để làm rõ vụ việc bạo hành trẻ em
Lãnh đạo UBND thành phố Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết, ngày 9/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố đã ra...- Cảnh báo tình trạng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ do thiết bị màn hình
- Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử
- VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
Người đàn ông nguy kịch vì bỏng nặng cần sự giúp đỡ của cộng đồng
Tại bệnh viện, ông Sềnh được chẩn đoán bỏng nặng khắp cơ thể với diện tích hơn 60%, nhiều chỗ bỏng sâu độ 3....Chỉ vừa nghe lời hỏi thăm tình trạng chồng mình, bà Phạm Thị Nháng đã ứa nước mắt, giọng nghẹn lại: "Tội nghiệp chồng tôi quá các chị ơi. Chưa khỏi bệnh có khi đã phải xuất viện vì thiếu tiền chạy chữa rồi..."
Ông Liệu đang nằm điều trị tại bệnh viện Y học cổ truyền với nửa hộp sọ
Cú ngã bất ngờ
Gặp bà Phạm Thị Nháng đang chăm chồng tại bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, người ta không khỏi xót xa. Người phụ nữ ở độ tuổi xế chiều, thay vì được nghỉ ngơi sum vầy cùng con cháu, lại đang tất tả chăm lo cho người chồng bất tỉnh trong bệnh viện suốt nửa năm ròng rã.
Ông Phạm Văn Liệu (sn 1962, thôn Ngọc Cục, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương) đang hôn mê sâu do di chứng sau chấn thương sọ não, toàn thân suy kiệt, phải nằm tự thở qua Cannuyl mở khí quản.
Đầu tháng 11 năm 2015, khi quét dọn nhà cửa, ông Liệu bị ngã từ ghế cao đập đầu xuống đất bất tỉnh. Gia đình vội vã đưa ông đi cấp cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương. Tại đây các bác sĩ kết luận ông Liệu bị chấn thương sọ não mạnh, phải mổ gấp. Một phần hộp sọ của ông được chuyển đến Bệnh viện Đại học Y Hà Nội để nuôi cấy mô.
Sau khi phẫu thuật, ông Liệu vẫn nằm mê man. Được gia đình đưa về nhà chăm sóc nhưng do điều kiện vật chất thiếu thốn, quá trình vệ sinh không đảm bảo khiến cơ thể người bệnh càng thêm suy nhược. Suốt thời gian nằm nhà, chưa một lần bà Nháng thấy chồng mình tỉnh lại.
Sau Tết Nguyên đán 2016, do tình trạng nặng hơn, liên tục sốt cao, viêm nhiễm, gia đình phải chuyển ông Liệu lên bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương theo dõi. Tại đây, nhờ các bác sĩ chăm sóc tận tình, sức khỏe của ông có chiều hướng tốt lên, đợi hộp sọ hoàn chỉnh sẽ phẫu thuật. Niềm hi vọng của gia đình ông Liệu, bà Nháng tưởng như sắp trở thành hiện thực...
Cảnh nghèo đeo bám
Gia đình ông Liệu, bà Nháng thuộc diện hộ nghèo của xã Thúc Kháng. Khi chưa bị bệnh, ông Liệu ở nhà làm ruộng cày cấy, trừ hết các chi phí cũng chỉ đủ gạo ăn. Còn bà Nháng do đau ốm liên miên nên sức khỏe ngày càng đi xuống. Do hoàn cảnh khó khăn, bà vẫn xin thôn được làm lao công quét dọn, mỗi tháng kiếm vài trăm ngàn đỡ đần. Niềm vui hưởng tuổi già còn chưa thấy thì tai họa đã ập xuống.
Bà Nháng tủi thân nức nở bên cạnh chồng
Nhập viện với vỏn vẹn vài triệu đồng, bà Nháng tưởng ngất đi khi nghe bệnh viện thông báo chi phí phải đóng để phẫu thuật cho chồng lên đến 200 triệu.
Chạy vạy vay mượn họ hàng khắp nơi, cắm cả sổ đỏ ngôi nhà, bà Nháng mới có đủ tiền lo cho chồng. Nhưng phẫu thuật xong, do không có đầy đủ điều kiện chăm sóc, sức khỏe ông Liệu lại kém đi.
Gia đình ông bà có bốn người con, ba con gái đầu đã lớn, đều đi lấy chồng nhưng cũng không giàu có. Hai người làm nông, một người đi làm thuê mướn. Cậu con trai út 21 tuổi đang lao động xuất khẩu bên Nhật Bản.
Bà Nháng rưng rưng nước mắt "Cháu út nhà tôi học giỏi lắm, đỗ đại học nhưng không dám đi học, sợ bố mẹ không có tiền. Cháu nhờ tôi vay mượn hơn 300 triệu để sang nước ngoài lao động, mong có tiền gửi về cho mẹ dưỡng già. Nay tiền nợ của con chưa trả hết, bố lại tai nạn, cháu cũng không có tiền về nước thăm bố". Nói đến đấy, người mẹ khắc khổ òa lên nức nở.
Chia sẻ với PV, chị Phạm Thị Hằng, con gái đầu của ông bà buồn bã: "Lúc bố mới nhập bệnh viện Y học cổ truyền đã đóng mất 120 triệu. Hiện tại mỗi ngày, dù đã có bảo hiểm hỗ trợ một phần chúng tôi mất đến hơn 5 triệu đồng tiền thuốc. Do bố phải cách ly đặc biệt nên người nhà không được phép ngủ cùng phòng. Chúng tôi phải thuê chỗ ngủ ngoài hoặc nằm vạ vật trong bệnh viện. Chi phí sinh hoạt ở thủ đô quá đắt đỏ, mẹ con có hôm phải nhịn đói vì hết tiền."
Vì cần ở cách ly nên phòng ông Liệu đang nằm thuộc diện tự nguyện, mỗi ngày phải trả 350 ngàn. Cơ hội khỏe lại của ông Liệu là rất cao nếu tiếp tục được nằm viện điều trị. Tuy nhiên trong trường hợp xấu nhất, gia đình không còn đủ khả năng vay mượn thì buộc phải đưa người bệnh về nhà... chờ chết.
Được biết, chị Hằng đã nghỉ việc để chăm sóc bố cùng mẹ, trong gia đình chị em nào có đất đai đều đã mang đi cầm cố ngân hàng để lấy tiền chạy chữa. Đến nay, tốn đến gần nửa tỉ đồng, người chồng, người cha, trụ cột gia đình vẫn đang nằm mê man với nửa hộp sọ còn lại, chưa một lần mở mắt.
Cơ hội khỏi bệnh, khỏe mạnh của ông Phạm Văn Liệu đang nằm ở trong tay bạn đọc. Rất mong những tấm lòng hảo tâm sẵn sàng giúp đỡ để ông Liệu sớm về đoàn tụ với gia đình.
Mọi sự giúp đỡ gửi về:
Bà Phạm Thị Nháng, thôn Ngọc Cục, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. SĐT bà Nháng: 0168.881.2376 hoặc con gái Phạm Thị Hằng: 0969.629.883
Theo Vietnamnet
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Thương cậu bé người dân tộc Ma Coong không có tiền đi viện - 06/04/2016 00:36
- Bữa trưa với cơm và khoai dong ăn kèm của ngôi nhà toàn người khiếm khuyết - 05/04/2016 00:36
- Ám ảnh gia đình có nhiều thế hệ bị ung thư - 04/04/2016 07:34
- Bị tai nạn giao thông, chàng sinh viên sống đời thực vật - 03/04/2016 00:36
- Nỗi cùng cực của người mẹ nuôi con ung thư máu - 02/04/2016 07:08
Các tin khác
- Bé lớp 6 viết đơn xin thôi học vì cả nhà mắc bệnh hiểm nghèo - 01/04/2016 07:42
- Số phận nghiệt ngã của vợ chồng cô giáo trường làng - 30/03/2016 07:23
- Người đàn bà có chồng mất ở Angola: “Là tôi đã hại chết anh rồi!” - 30/03/2016 07:14
- Em liệt con em sẽ khổ - 30/03/2016 07:10
- Nước mắt lặng thầm của bà mẹ chăm con ung thư - 30/03/2016 07:05