VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Từ ngày 2-3/10/2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hồ Chí Minh phối hợp cùng Uỷ ban Paralympic Việt Nam...- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
- Công an TPHCM thông tin về các đối tượng 'chăn dắt' trẻ em để trục lợi
- Bạc Liêu: Hỗ trợ các em học sinh thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đến trường nhân dịp năm học 2024 – 2025
- Người khuyết tật một tay có được điều khiển xe máy?
Bà mất vì tai nạn, bố tâm thần, người con nguy cơ bỏ học giữa chừng
Bà nội gặp tai nạn tử vong trên đường đi chợ bán rau, bố bị bệnh tâm thần không thể tự lo cho bản thân, hoàn cảnh..."Số ngày bé Linh ở nhà chắc chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Suốt gần 1 năm qua, cuộc sống của bé chỉ xoay quanh từ bệnh viện tỉnh đến bệnh viện tuyến Trung ương. Các bác sỹ cho biết, với tình trạng sức khỏe như vậy, cháu Linh sẽ còn gắn liền với bệnh viện.
13 tháng tuổi nhưng phần lớn thời gian của bé Thùy Linh là ở bệnh viện.
Đôi bàn tay bé xíu của bé Nguyễn Hải Thùy Linh (13 tháng tuổi) chi chít những vết kim tiêm. Sau một lúc dò tìm không bắt được ven để tiêm thuốc, các y tá phải tìm ven ở bàn chân. Đôi mắt cô y tá tập trung hết cỡ nhưng mũi kim vẫn không thể tìm ra ven do nhiều vết tiêm cũ. Cuối cùng, các y tá phải chuyển lên tiêm ven ở đầu. Chị Hằng giữ chặt con, một cô y tá phụ giúp, một y tá khác chọc mũi kim vào phía trên trán. Bé Linh khóc ré lên vì đau, cố gắng quẫy đạp. Kim cắm vào mạch máu nhưng y tá không dám tiêm vì sợ mạch máu mỏng, sẽ vỡ ven. Việc tiêm thuốc phải tạm dừng lại.
Bị hẹp phế quản bẩm sinh nên việc thở cũng khó khăn đối với bé Nguyễn Hải Thùy Linh.
Cuối cùng, một bác sỹ phải trực tiếp lấy ven và tiêm cho Linh. Đau đớn, bé Linh quẫy đạp, khóc thét lên. Giữ chặt đầu con, hai cùi tay đè lên đùi để Linh không quẫy đạp, chị Hằng nhăn nhó như thể chính mình đang bị chích hàng nghìn mũi tiêm. Mỗi ngày đều đặn 2 cữ tiêm như thế, chả trách gì tay, chân, đùi và cả đầu của Linh đều đầy những vết thâm.
Bác sỹ Vương Thị Huyền – khoa Hô hấp, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết: "Bệnh nhân Nguyễn Hải Thùy Linh thì thành "người quen" của bệnh viện rồi. Tháng nào Linh cũng phải nhập viện vì chứng viêm phổi dạng hen mãn tính do hẹp phế quản bẩm sinh. Hiện bệnh nhân được điều trị bội nhiễm viêm phổi, hẹp phế quản chưa can thiệp được.
Do điều trị bằng nhiều loại kháng sinh mạnh trên cơ địa bẩm sinh, sức đề kháng kém nên tình trạng kháng thuốc thường xuyên xảy ra". Cứ mỗi lần bệnh nhân kháng thuốc, các bác sỹ lại phải cho chuyển lên tuyến trên để có phương án tối ưu hơn. Mỗi lần nghe ba từ "chuyển tuyến trên", chị Hằng lại giật mình thon thót bởi lẽ không biết vay mượn ở đâu ra tiền mà đi.
Mỗi lần lấy ven tiêm thuốc cho Linh là một lần các y tá vất vả vì tay, chân bé chằng chịt những vết tiêm cũ, mới.
Nguyễn Hải Thùy Linh là con út của vợ chồng anh Nguyễn Cảnh Quý và chị Lê Thị Hằng (xóm Tân Hùng, xã Hưng Lộc, Tp Vinh, Nghệ An). Bé Linh được phát hiện bị hẹp phế quản bẩm sinh khi hơn 3 tháng tuổi. Từ đó, cuộc sống của bé gần như phụ thuộc vào thuốc và gắn liền với bệnh viện. "Sau một thời gian thở máy, các bác sỹ kết luận Linh bị xơ hết phổi, mềm sụn phế quản bẩm sinh. Mỗi tháng nhiều nhất Linh ở nhà được 1 tuần, còn hầu như thời gian còn lại là đi viện vì không thở được, lồng ngực co rút", chị Hằng vừa nói vừa vỗ bộp bộp vào lưng giúp con thở.
Đứng cách cả mét tôi vẫn nghe rõ từng cơn "kéo" khò khè của bé Linh. Bé phải gồng lên để thở, mặt tím tái, lồng ngực co rút nhìn thấy rõ qua lớp áo. Việc thở dường như quá sức, mồ hôi vã ra ướt đẫm trán, mái tóc bết lại. Mỗi lúc như vậy chị Hằng lại phải dùng bàn tay vỗ mạnh vào lưng để hỗ trợ cho con.
Không còn chỗ lấy ven, bác sỹ phải tiêm vào tĩnh mạch trên đầu cho Linh.
Từ hồi sinh bé Linh, chị Hằng phải nghỉ việc ở một công ty may gần nhà để chăm con rồi theo con đi viện triền miên. Kinh tế vốn đã khó khăn, nay lại dồn hết lên vai chồng. Anh Nguyễn Cảnh Quý (SN 1982) ngày đi làm thợ xây, tối chạy xe ôm lo 5 miệng ăn trong nhà. Đợt nào Linh phải chuyển ra Hà Nội anh Quý phải nghỉ việc để "tháp tùng" hai mẹ con. Hai đứa lớn (5 tuổi và 3 tuổi) phải gửi cho bà nội chăm nom.
"Một người làm, 4 người ngồi ăn đã khó huống chi... Tháng rồi mới về nhà được 3 hôm thì Linh phải tái nhập viện. Giờ bác sỹ bảo phải chuyển cháu ra Hà Nội nhưng chị không biết tính sao cả. Đi Hà Nội, anh Quý phải nghỉ làm, cả nhà cũng không biết bấu víu vào đâu. Từ hồi bé Linh liên miên đi viện, tiền không kiếm được mấy đồng mà còn phải giật gấu vá vai, vay mượn khắp.
Chị Hằng thẩn thờ khi bác sỹ cho bé Linh chuyển tuyến trên nhưng gia đình chưa thể xoay ra tiền.
Giờ nợ mới, nợ cũ lên đến hơn trăm triệu đồng rồi, chẳng ai dám cho mình vay nữa. Hay chị đưa con về, nhưng về nhỡ có mệnh hệ gì thì ân hận cả đời cũng không kịp em ạ", chị Hằng rơm rớm nước mắt. Bao nhiêu lâu rồi chị không được ngủ một giấc cho trọn, hai hố mắt trũng sâu, mệt mỏi.
Không thở được, bé Linh khóc ré lên, người ưỡn ra gồng cứng trên tay mẹ. Chị Hằng lật đật bế con lên vai, vỗ mạnh vào lưng, đôi mắt ầng ậc nước. Trong tiếng khóc của con, chị bấm điện thoại gọi cho chồng, nhắn anh cố gắng vay tiền để chuyển Linh ra Hà Nội. Không rõ anh trả lời thế nào, chỉ thấy chị buông điện thoại ra khi khóe mắt đã đong đầy nước.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
Chị Lê Thị Hằng, xóm Tân Hùng, xã Hưng Lộc, Tp Vinh, Nghệ An
ĐT: 0987.104.413
Theo Dân trí
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Thương cậu bé mắt hỏng, tính mạng cũng bị đe dọa - 28/10/2015 00:35
- Thương bé 3 tuổi không cha, bị đục thủy tinh thể và tim bẩm sinh - 27/10/2015 04:39
- Cha loay hoay kiếm tiền cho con phẫu thuật - 27/10/2015 00:16
- “Con sợ chết lắm, mẹ ơi !" - 25/10/2015 23:38
- Cha chết, mẹ khờ con bệnh nặng - 25/10/2015 04:39
Các tin khác
- “Mong có cầu mới cho tụi nhỏ đi học an toàn hơn” - 23/10/2015 23:38
- Thương cô bé nghèo phận mỏng manh - 23/10/2015 04:39
- Mẹ bị tâm thần, bé gái 9 tuổi một mình chăm bố ở viện trong cảnh “không xu dính túi” - 22/10/2015 23:38
- Con bệnh cha khó: Đưa về không được ở không xong - 22/10/2015 04:22
- Thương cảnh hai mẹ con quanh năm chỉ lo... chạy thận! - 21/10/2015 23:35