VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Từ ngày 2-3/10/2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hồ Chí Minh phối hợp cùng Uỷ ban Paralympic Việt Nam...- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
- Công an TPHCM thông tin về các đối tượng 'chăn dắt' trẻ em để trục lợi
- Bạc Liêu: Hỗ trợ các em học sinh thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đến trường nhân dịp năm học 2024 – 2025
- Người khuyết tật một tay có được điều khiển xe máy?
Bà mất vì tai nạn, bố tâm thần, người con nguy cơ bỏ học giữa chừng
Bà nội gặp tai nạn tử vong trên đường đi chợ bán rau, bố bị bệnh tâm thần không thể tự lo cho bản thân, hoàn cảnh...Đó là mong mỏi và là niềm mơ ước của lãnh đạo chính quyền địa phương, người dân và các em học sinh ở xã Hồ Đắc Kiện (huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) trước sự xuống cấp, gây mất an toàn của cây cầu Kênh Gòn từ nhiều năm qua.
Xã Hồ Đắc Kiện có hệ thống kênh rạch chằng chịt nên số lượng cầu tạm trên địa bàn xã đến nay vẫn còn khá nhiều. Điều đáng nói là vẫn còn không ít các cây cầu đang xuống cấp nghiêm trọng, gây mất an toàn cho việc đi lại của bà con nhân dân địa phương, đặc biệt là các em học sinh. Trong số các cây cầu đang "kêu cứu" thì cây cầu Kênh Gòn bắc qua kênh Gòn nối 2 ấp Đắc Thắng và Đắc Lực do người dân đóng góp xây dựng cách đây cả chục năm, nay đã xuống cấp trầm trọng.
Cầu Kênh Gòn nhìn xa thấy chắc chắn nhưng nhiều chỗ đã xuống cấp, hư hại khiến người dân rất lo lắng mỗi khi đi qua cầu.
Có mặt ghi nhận tại cầu Kênh Gòn, chúng tôi thấy chiếc cầu cũ kỹ dài khoảng 25m, rộng 1,5m, dù cầu được làm bằng xi măng nhưng đã nhiều lần sửa chữa một cách tạm bợ nên chẳng được chắc chắn cho lắm. Trong đó, nhịp giữa hầu như bị hư hại, chỉ được lót tạm bằng mấy tấm đan nhỏ với chỗ hụt, chỗ gãy, chỗ thấp, chỗ cao nên mỗi khi có người đi hoặc xe chạy qua thì cầu lại "kêu" lên rầm rập, cả một đoạn rung lắc khiến ai cũng lo sợ. Chiếc cầu lại khá cao nhưng chẳng có lan can nên trông càng "mỏng manh" hơn. Chúng tôi nhìn cây cầu được làm theo kiểu chắp vá "tân cổ... vô duyên" nhưng hàng ngày vẫn phải cõng trên mình hàng ngàn lượt người xe qua lại mà thấy rùng mình.
Phía dưới mặt cầu chỉ được chấp vá tạm bợ để cho người dân qua lại.
Ông Nguyễn Việt Khởi (người dân ở ấp Đắc Lực) cho biết: "Cây cầu này ban đầu làm bằng cây do người dân đóng góp. Về sau cầu bị hư hỏng, bà con chúng tôi đóng góp kẻ ít người nhiều để xây bằng xi măng cho kiên cố nhưng do người dân không am hiểu về kỹ thuật xây dựng nên việc thi công cầu không bài bản, không thiết kế gì nên chỉ sau một thời gian cầu bị xuống cấp thì chúng tôi lại tu sửa theo kiểu chắp vá nhưng bây giờ cầu hư quá nhiều, không thể chắp vá được nữa nên đành để vậy đi tạm". Theo ông Khởi, cầu có độ dốc cao, chiều ngang hẹp, mặt cầu xuất hiện nhiều lỗ thủng, không có lan can nên nhiều người và phương tiện giao thông khi qua cầu đã bị rơi cả người và phương tiện xuống sông.
Bà Hứa Thị Tư (ngụ ấp Đắc Thắng) kể: "Nhà tui ở gần cầu nên hàng ngày luôn chứng kiến nhiều người chạy xe qua cầu rất nguy hiểm khi dốc cầu cao, lòng cầu nhỏ lại không có lan can bảo vệ. Có lần có hai người chạy xe từ hai đầu cầu cùng lên cầu một lúc nhưng cầu nhỏ không thể chạy qua, cũng không thể lùi lại nên xuống xe lách để đi, ai ngờ cầu chật nên cả hai lúng túng, người và xe cùng rơi xuống sông, may mà có người phát hiện chạy xuống kéo lên kịp".
Chia sẻ với chúng tôi, bà Tư nói, người dân địa phương lo nhất là các em học sinh mỗi khi đi qua cầu. Do trường học cách nhà 1, 2 km nên nhiều em đến trường bằng xe đạp và phải dắt bộ qua cầu chứ chẳng em nào dám đạp qua vì sợ té. "Có bữa trời mưa, cầu trơn có em dắt xe đến giữa cầu, lóng ngóng thế nào rồi cả người và xe ùm xuống sông. Bà con phát hiện kịp nên cứu được em lên bờ chứ nếu không thì không biết hậu quả xấu thế nào rồi", bà Tư chia sẻ.
Bày tỏ với chúng tôi, không riêng gì bà Tư mà nhiều người dân sống trên tuyến đường đi qua cầu Kênh Gòn đều mong mỏi có một cây cầu mới bê tông chắc chắn hơn, có lan can, để các em học sinh qua lại một cách thuận lợi, an toàn để không ảnh hưởng đến việc học tập của các em. Có cây cầu mới, bà con, cha mẹ các em học sinh cũng an tâm đi lại làm ăn, không phải lo lắng đến "sinh mạng" của con em mình mỗi khi đi qua cây cầu cũ nữa.
Mỗi lần qua cầu là mỗi lần hồi hộp bởi nhiều chỗ đã bị sụp, gãy và nhiều chỗ khác có thể bị sụp bất cứ lúc nào.
Hôm chúng tôi đến khảo sát, nhìn các em học sinh qua lại cầu mà thấy thương các em. Chúng tôi thấy chẳng em nào dám đạp xe qua cầu mà đều xuống xe để dắt bộ qua. Khổ nổi, những tấm đan nhỏ giữa cầu toàn là đồ cũ, có tấm đã bị nứt, có tấm chông chênh nên các em vừa dắt xe mà vừa run. Em học sinh tên Nguyễn Văn Thành nói: "Hàng ngày đi học, mỗi khi đến cầu tụi em phải xuống xe dẫn bộ qua cầu nhưng sợ tái mặt vì cầu hư nhiều quá lại không có lan can nên càng sợ hơn. Tụi em mong sao cây cầu này sớm được xây dựng để tụi em đến trường yên tâm hơn".
Các em học sinh hàng ngày phải đi qua cây cầu trong nỗi lo sợ của phụ huynh.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Mỹ- Chủ tịch UBND xã Hồ Đắc Kiện- cho biết, tuyến đường có cầu Kênh Gòn bắc qua là một tuyến đường huyết mạch nối xã với các địa phương khác như huyện Mỹ Tú (tỉnh Sóc Trăng), thị xã Ngã Bảy (tỉnh Hậu Giang)...nên lưu lượng người xe đi qua thường rất đông. Cây cầu Kênh Gòn nối giữa ấp Đắc Lực và Đắc Thắng của xã hiện là cây cầu xuống cấp nghiêm trọng nhất từ nhiều năm qua, tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm nhất. Bởi dọc hai bên cầu có hàng trăm hộ dân sinh sống và số lượng học sinh cũng không ít, hàng ngày phải đi qua cây cầu cũ trong tâm trạng rất lo lắng.
"Chính quyền địa phương hiểu được nỗi lo lắng của bà con và các em học sinh địa phương. Tuy nhiên, để xây cầu mới thay cầu cũ thì cần phải có một khoản kinh phí khá lớn. Trong khi đó, xã lại khó khăn, kinh phí vì thế cũng hạn hẹp nên việc xây cầu mới là ngoài khả năng của xã. Hiện chính quyền địa phương và người dân rất cần có cây cầu mới để đi lại an toàn nên chúng tôi rất mong các mạnh thường quân chia sẻ, hỗ trợ để chúng tôi có điều kiện xây cầu mới đáp ứng nguyện vọng đi lại của bà con nơi đây", ông Mỹ bày tỏ.
Chia sẻ thêm với chúng tôi, ông Sơn Pô- Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Thành, mong mỏi: "Xã Hồ Đắc Kiện là xã vùng căn cứ kháng chiến, đời sống nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, chưa đồng bộ, cầu Kênh Gòn đã xuống cấp nhưng vẫn phải sử dụng đã gây không ít lo lắng cho người dân địa phương. Chúng tôi rất mong có nhà hảo tâm tài trợ cho bà con có cây cầu mới, chính quyền và bà con địa phương sẽ mừng lắm".
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
Hỗ trợ xây cầu Kênh Gòn, xã Hồ Đắc Kiện, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng.
Theo Dân trí
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Thương bé 3 tuổi không cha, bị đục thủy tinh thể và tim bẩm sinh - 27/10/2015 04:39
- Cha loay hoay kiếm tiền cho con phẫu thuật - 27/10/2015 00:16
- “Con sợ chết lắm, mẹ ơi !" - 25/10/2015 23:38
- Cha chết, mẹ khờ con bệnh nặng - 25/10/2015 04:39
- Xót xa tiếng khóc của bé 13 tháng tuổi bị hẹp phế quản bẩm sinh - 25/10/2015 00:29
Các tin khác
- Thương cô bé nghèo phận mỏng manh - 23/10/2015 04:39
- Mẹ bị tâm thần, bé gái 9 tuổi một mình chăm bố ở viện trong cảnh “không xu dính túi” - 22/10/2015 23:38
- Con bệnh cha khó: Đưa về không được ở không xong - 22/10/2015 04:22
- Thương cảnh hai mẹ con quanh năm chỉ lo... chạy thận! - 21/10/2015 23:35
- Mẹ lấy đâu tiền mà mổ cho con! - 21/10/2015 04:35