VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Từ ngày 2-3/10/2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hồ Chí Minh phối hợp cùng Uỷ ban Paralympic Việt Nam...- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
- Công an TPHCM thông tin về các đối tượng 'chăn dắt' trẻ em để trục lợi
- Bạc Liêu: Hỗ trợ các em học sinh thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đến trường nhân dịp năm học 2024 – 2025
- Người khuyết tật một tay có được điều khiển xe máy?
Bà mất vì tai nạn, bố tâm thần, người con nguy cơ bỏ học giữa chừng
Bà nội gặp tai nạn tử vong trên đường đi chợ bán rau, bố bị bệnh tâm thần không thể tự lo cho bản thân, hoàn cảnh...Chị Thắm ngồi héo rũ bên giường bệnh, tiếng thều thào bởi cơn đau của bệnh ung thư hạch như muốn xé toang lồng ngực lép kẹp, thi thoảng lại rung lên bần bật để ghìm nén cơn đau.
Giọng chị ầng ậc nước, buông xuôi: "Đằng nào chị cũng chết, chạy hóa chất thì phải mất rất nhiều tiền. Chồng thì bị liệt nửa người mười năm rồi, chị chết, ai sẽ trả nợ thay?"
Tiếng kêu cứu vô vọng...
Chị Nguyễn Thị Thắm sinh năm 1969, tại Đội 4, thôn Ngang Nội, xã Hiên Vân, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Năm 19 tuổi, chị gặp anh Nguyễn Tiến Nghinh là chàng trai làng bên, hiền lành tốt bụng. Mặc dù biết anh Nghinh mắc bệnh tim, nhưng chị Thắm vẫn gật đầu về làm vợ với hi vọng tình yêu thương sẽ nâng đỡ lẫn nhau. Cuộc sống hạnh phúc ngắn ngủi cũng đem đến cho vợ chồng chị hai đứa con gái, đứa lớn sinh năm 1989, đứa bé sinh năm 1994.
Nhưng niềm hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ kéo dài chưa được bao lâu thì năm 2001, sau cơn đau tim, anh Nghinh lại bị tai biến và liệt nửa người. Từ giây phút đó, gánh nặng gia đình trút hết lên vai chị Thắm. Người đàn bà nhỏ thó, có nước da ngăm đen lúc nào cũng như lọt thỏm ở chốn đông người.
Chị Nguyễn Thị Thắm đau đớn, tuyệt vọng trên giường bệnh và mong được... chết
Nhìn tôi, chị mếu máo: "Em ơi! Chị chỉ lên bệnh viện để hút dịch thôi, mà cũng vay ngân hàng mất mười lăm triệu. Gần hết tiền rồi. Bây giờ mà chạy hóa chất, phải hết gần năm mươi triệu. Chị vay tiền rồi, ai sẽ trả cho chị đây? Có hai cô con gái mới lớn, mẹ bệnh tật hiểm nghèo thế này. Khổ lắm. Từ khi bệnh chị nặng thế này, không có ai tắm cho chồng chị nữa. Lại phải nhờ mẹ già trên tám mươi tuổi tắm cho."
Câu nói của chị Thắm bị đứt quãng vì xúc động, chị lại đưa tay giữ lấy ngực như sợ những cái hạch di căn trong cơ thể không chịu được sự đè nén của cơn đau mà vọt ra ngoài. Gạt nước mắt, chị bảo: "Có hôm chị cố hết sức lấy cái sợi dây mà thắt cổ chết, ước gì trời cho chị chết để chị không còn phải đau đớn nữa. Thương chồng, thương con lắm, nhưng sống đau đớn, vô vọng thế này, thì không bằng chết."
Bà Nguyễn Thị Trụ, mẹ chồng chị Thắm, giọng buồn buồn kể: "Tháng 4/2011, con dâu tôi phát hiện ra bệnh, nhưng nó sợ làm gánh nặng cho gia đình, nên cứ giấu diếm. Nó cứ sợ chồng con lo lắng vì nó đang gánh vác cả gia đình như thế. Nửa năm nay, nó khổ lắm, đúng là sống không bằng chết. Cứ một tháng lại lên viện một tuần để tiêm thuốc giảm đau và hút dịch ở màng phổi. Mỗi lần hút được ba lít dịch. Hút xong lại về, không dám chữa vì lấy đâu ra tiền."
Chị Thắm nằm viện, người chồng liệt nửa người không chịu ở nhà, cứ đòi lên chăm chị. Chỉ còn mẹ già ngoài tám mươi tuổi lầm lũi đi ra đi vào...
Bác sĩ Lê Việt An, Trưởng khoa phòng khám cấp cứu Bệnh viện đa khoa huyện Tiên Du cho biết: "Chị Thắm đã bị ung thư tuyến giáp hai năm và di căn xuống phổi giai đoạn cuối. Phổi hiện nay phải hút dịch rất nhiều. Nếu gia đình có nguyện vọng lên tuyến trên thì bệnh viện sẽ tạo điều kiện. Bệnh của chị Thắm bây giờ chỉ điều trị triệu chứng (thuốc giảm đau và hút dịch) chứ không thể can thiệp sâu hơn được nữa. Bệnh của chị Thắm là do phát hiện quá muộn."
Có tấm lòng hảo tâm thật không chị?
Với chị Thắm, người phụ nữ có tới bốn mươi lăm năm ở sau lũy tre làng, cuộc sống chỉ biết bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, thì việc bỗng dưng được đón nhận tấm lòng nhân hậu của ai đó dành cho cuộc đời mình, đó thực sự là một giấc mơ. Chị bảo: "Thôi cố chịu đau, bởi nếu mình chết mà để cho chồng con một gánh nợ khổng lồ, thì họ sống sao nổi? Từ ngày chị bệnh tật nặng, anh ấy cứ như người hoàn toàn khác. Lúc nào cũng nhìn ra ngoài ngõ với ánh mắt chờ đợi, vô hồn. Tội lắm."
Từ khi chồng chị bị liệt nửa người, gia đình chị Thắm được xếp vào diện hộ nghèo của xã Hiên Vân. Nhưng năm 2011, anh Nghinh được một suất lương dành cho người tàn tật, mỗi tháng hơn một trăm ngàn. Thế là, suất "hộ nghèo" của vợ chồng chị cũng bị cắt đi để nhường cho những cảnh ngộ khó khăn hơn.
Theo anh Nguyễn Khánh Hùng, chủ tịch xã Hiên Vân, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh cho biết: "Nếu theo đúng quy định thì gia đình chị Thắm không nằm trong diện hộ nghèo. Vì tùy từng giai đoạn, mức thu nhập được quy định là dưới 200.000 đồng, dưới 300.000 đồng hoặc năm nay là dưới 400.000 đồng".
Ngừng một lúc ông Hùng nói tiếp: "Nhà chị Thắm Nghinh có con gái lớn học cấp ba, con nhỏ đã đi làm công nhân. Anh Nghinh là con liệt sĩ, lại mắc bệnh tim và bị liệt nửa người sau cơn tai biến mạch máu não đã được hỗ trợ bệnh tật. Tháng 4/2012 chị Thắm mới đổ bệnh hiểm nghèo. Hoàn cảnh của anh Nghinh đang gặp những khó khăn cả vật chất lẫn tinh thần. Hiện nay địa phương sẽ xem xét về quỹ nhân đạo đang trong quá trình thành lập. Hi vọng quỹ này sẽ có một chút để dành cho hoàn cảnh của anh Nghinh. Nhưng cũng phải nói cụ thể rằng, với số tiền quỹ chỉ có 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) cho cả xã, thì số tiền để giúp vợ chồng anh Nghinh lúc này là không đáng kể."
Anh Nghinh bị liệt nửa người bên phải, xúc động lấy khăn lau nước mắt khi chia sẻ về cảnh ngộ của mình.
Nói đến hoàn cảnh của vợ chồng anh Nghinh, anh Nguyễn Trọng Luận, trưởng thôn Ngang Nội, xã Hiên Vân cho biết: "Đúng là gia cảnh anh Nghinh quá khó khăn, địa phương sẽ xét để đưa gia đình anh vào diện hộ nghèo sớm trong năm nay (vào dịp cuối năm có đợt xét) để gia đình anh sớm nhận được những trợ cấp xã hội và các dịch vụ y tế. Theo kế hoạch của địa phương, chúng tôi cũng đang vận động hội phụ nữ, trích một số vốn để giúp chị Thắm trong thời điểm cùng cực hiện tại. Và các cấp ủy trong thôn sẽ góp một phần nhỏ để giúp đỡ gia cảnh chị Thắm."
Anh Nghinh tâm sự: "Bây giờ vợ chồng tôi không còn một sự nương tựa nào được nữa. Mẹ tôi già lắm rồi, đã ngoài tám mươi tuổi. Vợ tôi không biết sống chết thế nào. Tôi thì bị liệt nửa người, không chăm sóc nổi cho bản thân mình. Tôi cũng không biết cuộc sống của gia đình mình ngày mai sẽ ra sao nữa?", quay sang tôi, giọng anh lạc hẳn đi: "Ở ngoài xã hội, có những tấm lòng hảo tâm thật không hả em?". Tôi im lặng và quay mặt đi, bởi câu trả lời là ở những độc giả biết đến hoàn cảnh này.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về: Anh Nguyễn Tiến Nghinh (chồng chị Nguyễn Thị Thắm), ở đội 4, thôn Ngang Nội, xã Hiên Vân, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Nguồn Internet
Tin mới
- Con đau lắm mẹ ơi, cố cho con đi viện đi - 14/11/2012 02:01
- Hãy giúp cháu Tuấn tìm cơ hội chữa bệnh - 13/11/2012 04:06
- Nỗi lòng người cha xin cho con về… chết - 07/11/2012 04:09
- Thắt lòng trước tình cảnh nguy kịch của anh công nhân bị bỏng nặng - 07/11/2012 04:07
- Cha mất, mẹ bỏ đi, bé 15 tuổi gánh gồng nuôi 2 em ăn học - 07/11/2012 04:04
Các tin khác
- “Tôi mong có một đôi chân giả để đỡ đần vợ con” - 07/11/2012 03:49
- “Bố mẹ biết lấy tiền đâu để mổ tim cho con?” - 18/10/2012 07:40
- Cụ ông 70 tuổi vẫn phải bổ củi cứu vợ - 11/10/2012 01:10
- Rơi từ tầng 3 nam thanh niên đếm sự sống từng ngày - 10/10/2012 00:52
- Hãy chia sẻ khó khăn với người đàn bà mù - 09/10/2012 00:51