VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Từ ngày 2-3/10/2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hồ Chí Minh phối hợp cùng Uỷ ban Paralympic Việt Nam...- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
- Công an TPHCM thông tin về các đối tượng 'chăn dắt' trẻ em để trục lợi
- Bạc Liêu: Hỗ trợ các em học sinh thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đến trường nhân dịp năm học 2024 – 2025
- Người khuyết tật một tay có được điều khiển xe máy?
Bà mất vì tai nạn, bố tâm thần, người con nguy cơ bỏ học giữa chừng
Bà nội gặp tai nạn tử vong trên đường đi chợ bán rau, bố bị bệnh tâm thần không thể tự lo cho bản thân, hoàn cảnh...Không tin vào mắt mình bởi ca mổ sẽ được diễn ra, nên em liên tục hỏi các bác sĩ: "Cháu sẽ được mổ thật hả bác? Cháu không chết nữa ạ?". Nghe con nói vậy, mẹ của em người phụ nữ dân tộc Mông vừa mừng, vừa lo bởi trong túi rỗng tuếch không có 1 đồng tiền.
Khi tôi đến gặp em là ca mổ sẽ được diễn ra trong vòng 2 giờ đồng hồ sau đó bởi tình thế đã quá nguy kịch. Không có 1 đồng nào trong túi, mẹ của em là chị Dương Thị Mạ (dân tộc Mông, xóm Lũng Đẩy, xã Đa Thông, huyện Thông Nông, Cao Bằng) ngày 3/8 đã kí giấy chấp nhận cho con về nhà để chết nhưng đã được các bác sĩ trong khoa động viên, giải thích để gia đình cho em ở lại. Biết tin mình sẽ được mổ, cậu bé Hoàng Văn Trường mừng lắm, em bảo không sợ đau gì cả, chỉ muốn khỏi bệnh để về nhà đi học cùng các bạn thôi.
Bị viêm loét dạ dày nhung không được điều trị nên tình trạng của Trường rất nguy kịch.
Không có tiền chữa trị cho con, chị Mạ đã kí giấy cho con về nhà chấp nhận chết.
Chiều ngày 3/8 chị Mạ kí giấy cho con về nhà.
"Hoàn cảnh của em Trường rất đáng thương bởi căn bệnh của em chỉ là viêm loét hành tá tràng thôi nhưng lại không được chữa trị kịp thời nên thời điểm đến bệnh viện Việt Đức là tình trạng đã quá nặng. Em nhập viện khi đó người đã lả đi, nhợt nhạt, hồng cầu xuống quá thấp chỉ đạt mức 1,4 triệu mà ở người bình thường phải là 4,5 triệu hồng cầu.
Giấy tờ chứng nhận hộ nghèo của gia đình Trường.
Khi được bác sĩ giải thích em phải mổ thì chị Mạ đã khóc rất nhiều, chúng tôi cũng thấy chị gọi điện ngược xuôi để hỏi vay tiền nhưng không được nên ngày 3/8 chị đã tự nguyện kí giấy xin cho con về nhà để chấp nhận cái chết. Tuy nhiên nhận thấy bệnh nhân Trường này hoàn toàn có khả năng chữa trị được tiếp nên ở khoa chúng tôi một mặt giải thích cho gia đình để mẹ của em hiểu là em cần phải phẫu thuật để cứu mạng sống, một mặt chúng tôi tha thiết mong muốn các đơn vị, cá nhân giúp đỡ cho gia đình khoản tiền chữa trị cho em. Ngày hôm nay dù gia đình bệnh nhân chưa có 1 đồng nào để đóng cả nhưng không thể trì hoãn được nữa rồi nên trưa hôm nay là em sẽ được mổ, mong là mọi chuyện sẽ tốt đẹp đến với gia đình em Trường" – Điều dưỡng trưởng Trần Thu Ngân (Khoa phẫu thuật cấp cứu Tiêu hóa – Bệnh viện Việt Đức) chia sẻ.
Không biết lấy gì cứu con...
Chị Mạ òa khóc khi các bác sĩ sẽ mổ cho con.
Là người trực tiếp điều trị cho Trường, bác sĩ Nguyễn Ngọc Hùng – Khoa phẫu thuật cấp cứu Tiêu hóa giải thích: "Bệnh nhân Trường bị loét hành tá tràng rất lớn, em đã được điều trị nội khoa nhưng vẫn bị chảy máu. Khi em đến bệnh viện Việt Đức thì đã ở trong tình trạng mất rất nhiều máu nên bị rối loạn nước, điện giải, suy dinh dưỡng phù toàn thân. Tại bệnh viện em đã được truyền gần 2 lít máu, bù nước và điện giải, điều trị thuốc cầm máu tạm thời để phục hồi thể trạng, chuẩn bị cho kế hoạch mổ. Dự trù chi phí của em sẽ hết khoảng 50 triệu đống, và mặc dù gia đình chưa có 1 đồng nào để đóng cả nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm cứu mạng sống của em trước đã. Vấn đề hồi sức sau mổ, gia đình cũng phải rất chú ý đến dinh dưỡng chăm sóc cho em, mà nếu vẫn trong tình trạng không có 1 đồng tiền nào như thế này thì đúng là vô cùng đáng ngại".
50 triệu với người phụ nữ dân tộc Mông này là một điều mà cả đời không bao giờ dám nghĩ đến.
Biết tất cả các bác sĩ đều thương con và sẽ cứu tính mạng của con, chị Mạ mừng lắm nhưng lại ôm mặt khóc nức nở: "Mình chẳng có tiền cứu con, các bác sĩ đã thương cho con đi mổ như thế, mình thấy nợ các bác sĩ, nợ bệnh viện lắm".
Thấy mẹ khóc, đôi mắt Trường cũng đỏ hoe. Là người dân tộc Mông sống ở tận trên núi cao, đây là lần đầu tiên em được xuống thủ đô nhưng lại là đi bệnh viện nên cả hai mẹ con đều buồn lắm. Gia đình không có gì để bán, điều này em hiểu hơn ai hết nên thời điểm mẹ kí giấy để cho em về, cậu bé cũng đã chấp nhận mà không 1 lời oán trách. Nước mắt cũng đã ướt đầm chiếc gối trên giường bệnh, cho đến hôm nay em được biết mình sẽ được đi mổ nên mừng quýnh. Sự vồ vập, hồ hởi xen trong nỗi lo lắng, em bảo: "Cháu được đi mổ thật cô ạ, nhưng cháu thương mẹ, mẹ không có tiền đóng viện phí cho cháu đâu cô ơi".
Chuẩn bị bước vào ca mổ nhưng trong lòng em canh cánh nỗi lo mẹ không có tiền.
Động viên em cứ vững tin để bước vào ca phẫu thuật, nước mắt tôi cũng trực trào ra lúc nào không hay. Thương em quá Trường ơi, 16 tuổi nó ngắn ngủi lắm nếu như em phải lìa xa thế giới này, nhưng cơ hội sống đến rồi, em cứ yên tâm nhé bởi ngoài kia, chị tin sẽ còn nhiều người thương và yêu em lắm – Cậu bé dũng cảm của núi rừng Đông Bắc.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
Chị Dương Thị Mạ (xóm Lũng Đẩy, xã Đa Thông, huyện Thông Nông, Cao Bằng)
Số ĐT: 01677.444.913
Theo Dân trí
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Cha mẹ làm thuê con không tiền chữa bệnh - 12/08/2015 03:35
- Vợ bỏ chồng nằm liệt giường, con đói khát - 11/08/2015 23:05
- Ước mơ được cắt bỏ khối u khổng lồ của chàng trai đáng thương - 11/08/2015 03:25
- Thương người mẹ nghèo quanh năm chạy tiền mổ tim cho con - 10/08/2015 23:05
- Thương con lắm nhưng hết cách rồi! - 10/08/2015 03:25
Các tin khác
- Xin hãy cứu mẹ con với - 08/08/2015 23:05
- Nỗi đau tột cùng gia đình có hai ngư dân tử nạn trên biển - 08/08/2015 03:55
- Chồng bệnh chia vợ nửa suất cơm - 07/08/2015 23:25
- "Mẹ ơi cho con chết đi, đau thế này con không chịu được" - 07/08/2015 04:15
- Thương cậu bé ung thư, cha mẹ nghèo đưa về trị thuốc nam - 06/08/2015 23:05