Tạm giữ chủ cơ sở trông giữ trẻ để làm rõ vụ việc bạo hành trẻ em
Lãnh đạo UBND thành phố Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết, ngày 9/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố đã ra...- Cảnh báo tình trạng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ do thiết bị màn hình
- Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử
- VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
Người đàn ông nguy kịch vì bỏng nặng cần sự giúp đỡ của cộng đồng
Tại bệnh viện, ông Sềnh được chẩn đoán bỏng nặng khắp cơ thể với diện tích hơn 60%, nhiều chỗ bỏng sâu độ 3....Từ sáng sớm đến tối mịt, bà Thắm quay cuồng làm đủ thứ việc. Bà không dám nghỉ ngơi và không được phép gục ngã, bởi người chồng mù lòa và hai đứa cháu nội mồ côi đang rất cần bà.
Có dịp về xã Hoằng Phong, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa công tác, chúng tôi không khỏi xúc động, xót xa khi được biết đến hoàn cảnh đau thương của một đại gia đình. Chỉ trong vòng hơn 1 năm, hai vợ chồng anh Trương Văn Định (SN 1979) và chị Lê Thị Nguyệt (SN 1981) đột ngột ra đi, bỏ lại người cha mù lòa, người mẹ già yếu và hai đứa con thơ.
Ông Trương Tiến Lên, Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Phong, đồng thời là hàng xóm của gia đình bất hạnh này là người trực tiếp chứng kiến cái chết đau đớn của vợ chồng anh Định, chị Nguyệt.
Trên đường cùng chúng tôi ghé thăm gia đình có hoàn cảnh đặc biệt, ông Lên buồn bã nhắc lại câu chuyện đau lòng diễn ra cách đây 7 năm: "Giáp Tết năm 2015, khi đang là giáo viên mầm non, cô Nguyệt lên cơn co giật đột ngột trong đêm, chưa kịp đưa đi cấp cứu thì mất. Cú sốc quá lớn khiến Định, chồng cô giáo Nguyệt buồn chán. Hơn một năm sau, trong khi đang điều khiển xe máy đi đổ xăng cách nhà khoảng 1 km, anh bị hai thanh niên tông mạnh ngã ra đường, chấn thương sọ não, mất trên đường đi cấp cứu. Tai họa này chưa qua, tai họa khác lại ập đến, cả làng, cả xã, ai cũng xót xa."
Thấy chúng tôi ghé thăm nhà, bà Lường Thị Thắm (SN 1952), thôn Bắc Hội Triều, xã Hoằng Phong như trút hết nỗi niềm về cuộc sống cơ cực mà bà và gia đình đang đối mặt.
Gạt đi 2 hàng nước mắt đang lăn dài trên khuôn mặt nhiều nếp nhăn của tuổi xế chiều, bà Thắm kể: "Hai ông bà sinh được 5 người con, thằng Định là con trai đầu. Do gia đình làm nông khó khăn, hết lớp 5, Định nghỉ học giữa chừng lên thành phố ở nhờ nhà họ hàng, lớn lên một chút thì đạp xích lô, làm thuê, làm mướn đủ nghề. Đến tuổi trưởng thành, tích cóp vốn, con trai bà về quê nhận thầu ao thả cá, làm nhà, lấy vợ, sinh con.
"Lúc con dâu tôi mất, cháu đầu mới 7 tuổi, học lớp 2, cháu thứ hai 5 tuổi học mẫu giáo. Hơn 1 năm sau, các cháu mất cả cha lẫn mẹ. Người ta bảo sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì còn các cháu sẩy cả cha lẫn mẹ khi còn nhỏ giờ biết bấu víu vào ai?", bà Thắm nói trong nước mắt.
Nhận hai cú sốc liên tiếp, ông Trương Văn Hùng, bố anh Định vì quá đau đớn mà mắt mờ dần rồi mù hẳn. Nghe tiếng khách vào nhà nhắc lại chuyện buồn, ông than thở: "Cả con trai và con dâu tôi đều không ốm đau, bệnh tật gì. Các cháu đang tuổi sung sức, đang phấn đấu cho sự nghiệp thì đột ngột ra đi không một lời trăng trối. Đau đớn lắm! Tôi thì mù lòa, các cháu còn nhỏ, một mình bà nhà tôi gánh vác, lo liệu hết, vừa chăm ông, vừa nuôi cháu. Chúng tôi chỉ sợ không sống được đến khi các cháu trưởng thành."
Bà Lường Thị Thắm 1 mình gồng gánh hàng ngày đi nhặt ve chai chăm chồng mù lòa và 2 cháu mồ côi
Ở tuổi thất thập cổ lai hy, một mình bà Thắm gồng gánh chăm chồng mù và hai cháu nội mồ côi. Không còn sức để làm ruộng, con cái đều khó khăn, hằng ngày, bà Thắm đi khắp làng trên xóm dưới gom nhặt ve chai, phế liệu bán. Cả nhà trông chờ vào 720.000 đồng chế độ người khuyết tật mỗi tháng của ông Hùng và 540.000 đồng chế độ bảo trợ xã hội đối với trẻ mồ côi của hai cháu Dương và Hà.
"Mỗi buổi sáng, ít nhất phải kiếm cho hai cháu mỗi đứa 5 ngàn đồng để ăn sáng trước khi đi học. Rồi quần áo, cặp sách, sửa xe đạp, học thêm… cho các cháu bằng bạn bằng bè", bà Thắm kể chi tiết từng khoản phải lo mỗi tháng. Vừa kể vừa khóc, giọng người phụ nữ chùng xuống như chính quãng đời lúc xế chiều của bà.
Ngồi cạnh bà nội, lúc bố mẹ mất, Hà còn quá nhỏ để cảm nhận hết nỗi đau của một đứa trẻ mồ côi, còn Dương thì đã đủ lớn để hiểu nỗi đau khi không còn cha mẹ. Hiểu được hoàn cảnh gia đình, ở lớp, cả Dương và Hà đều chăm ngoan, học giỏi. Các cháu đã được chọn vào đội tuyển thi học sinh giỏi, riêng Hà từng đạt giải học sinh giỏi cấp huyện.
"Ở trường, có khoảng 20 học sinh mồ côi nhưng trường hợp mất cả cha lẫn mẹ thì có anh em Dương và Hà. Đây là hoàn cảnh rất thương tâm nên nhà trường luôn tạo điều kiện tốt nhất cho các em. Khi có các đoàn thiện nguyện về trường, về xã, chúng tôi luôn giới thiệu hoàn cảnh của Dương và Hà để các nhà hảo tâm giúp đỡ", thầy Lê Quang Cường, Hiệu trưởng trường THCS xã Hoằng Phong cho biết.
Mọi sự giúp đỡ gia đình bà Thắm xin gửi về:
Bà Lường Thị Thắm (SN 1952), thôn Bắc Hội Triều, xã Hoằng Phong, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Sự sống mong manh của bé 2 tuổi dân tộc Dao không may bị trâu húc - 03/03/2023 04:21
- Người mẹ nghèo mong nối dài sự sống cho con trai 15 tháng tuổi bị rối loạn đông máu - 21/02/2023 03:59
- Bố mất, mẹ bệnh tật, ước mơ trở thành bác sĩ của cậu sinh viên nghèo có nguy cơ lỡ dở - 20/02/2023 06:33
- Ước nguyện của người bố mắc ung thư nuôi hai con khuyết tật - 12/02/2023 13:31
- Mồ côi cha, 2 anh em làm thêm kiếm tiền nuôi mẹ điều trị ung thư, học đại học - 08/02/2023 07:05
Các tin khác
- Cuộc sống khốn cùng của gia đình có 2 mẹ con cùng mắc trọng bệnh - 28/11/2022 03:15
- Người phụ nữ sống neo đơn, mang trong mình căn bệnh hiếm gặp - 24/10/2022 04:07
- Mẹ cam chịu tật nguyền sau tai nạn thảm khốc để lấy tiền chữa trị cho con - 21/10/2022 01:53
- Người phụ nữ một mình chăm sóc 4 người thần kinh, bệnh tật - 10/10/2022 02:41
- 3 đứa trẻ mất bố, mẹ do lũ cuốn trôi - 04/10/2022 22:53