VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Từ ngày 2-3/10/2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hồ Chí Minh phối hợp cùng Uỷ ban Paralympic Việt Nam...- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
- Công an TPHCM thông tin về các đối tượng 'chăn dắt' trẻ em để trục lợi
- Bạc Liêu: Hỗ trợ các em học sinh thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đến trường nhân dịp năm học 2024 – 2025
- Người khuyết tật một tay có được điều khiển xe máy?
Bà mất vì tai nạn, bố tâm thần, người con nguy cơ bỏ học giữa chừng
Bà nội gặp tai nạn tử vong trên đường đi chợ bán rau, bố bị bệnh tâm thần không thể tự lo cho bản thân, hoàn cảnh...“Vợ chồng tôi còn sống ngày nào thì chăm ngày đó, rồi đến lúc chúng tôi nằm xuống không biết nó sẽ ra sao”, bà Hai vừa nói, vừa dùng đôi tay nhăn nheo cầm chiếc xi lanh để đút cháo cho con.
Bán hết gia tài chữa bệnh cho con
Chỉ vào đống quần cũ để ở góc nhà, bà Hai bảo, đó là gia tài lớn nhất của ông bà. Do con gái tàn tật nằm một chỗ nên việc chăm sóc gặp nhiều khó khăn.
Bà kể, mới đầu còn mua bỉm mỗi ngày khoảng 3 chiếc để cho con mặc, nhưng về sau tiền bạc cạn kiệt ông bà đành phải dùng những chiếc quần áo cũ lót cho con nằm. Bẩn đến đâu bà giặt đến đó để có đồ cho con sử dụng.
Vợ chồng ông bà Trần Văn Lý (72 tuổi) - Nguyễn Thị Hai (70 tuổi, trú xóm 4, xã Quỳnh Thanh, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An), nay đã ở cái tuổi xế chiều, lẽ ra ông bà phải được an hưởng tuổi già, vui vầy bên con cháu. Nhưng cuộc sống vất vả vẫn trĩu nặng trên đôi vai của họ, khi phải nuôi đứa con gái út năm nay 31 tuổi bị tàn tật, nằm một chỗ vì chứng bệnh teo não.
Vợ chồng ông Lý có với nhau 7 mặt con. Sống ở vùng quê, lúc trẻ ông bà cũng chỉ biết bám víu vào đồng ruộng. Cuộc sống khó khăn dần qua đi khi các con lần lượt lập gia đình riêng. Nhưng khi chỉ còn cô con gái út ở với ông bà thì sóng gió bất ngờ ập xuống gia đình này.
Theo lời kể của ông bà, lúc sinh ra chị Trần Thị Hằng (31 tuổi) khỏe mạnh. Nhưng khi lên cấp 2, đứa con này bỗng có những dấu hiệu bất thường, hay kêu đau đầu, chậm chạp, tiếp thu chậm, ít vận động. Nghi ngờ con không bình thường nhưng vì hoàn cảnh nên vợ chồng ông bà không đưa đi khám
Chỉ đến khi Hằng tốt nghiệp cấp 3, đổ bệnh nặng, vợ chồng ông mới vay mượn tiền bạc để đưa con đi khám. Tại các bệnh viện tuyến trung ương, vợ chồng ông mới biết con mình bị chứng teo não.
“Bao nhiêu tiền bạc góp nhặt được từ đồng ruộng, chăn nuôi con gà, con lợn vợ chồng tôi đều đem đi để chữa bệnh cho con, những mong cháu bình phục. Thế nhưng, bệnh tình con ngày càng nặng hơn. Mới đầu cháu còn có thể đi lại được, sau đó ngồi xe lăn rồi nằm một chỗ cho đến nay”, bà Hai kể chuyện với đôi mắt ngấn lệ.
Vậy là từ đó, hơn chục năm qua vợ chồng ông Lý gác hết công việc đồng áng để chăm sóc đứa con nằm một chỗ. Từ ăn uống cho đến vệ sinh đều do hai ông bà thay nhau đảm nhiệm. Khổ nỗi, ông bà cũng bệnh tật triền miên nên việc chăm con càng vất vả, khốn đốn hơn.
Trong căn nhà chật chội, bà Hai lom khom đứng lên đi lấy bát cháo mới xay nhuyễn để đút cho con gái. Mỗi lần cho con ăn đối với bà như một trận chiến.
Vì đứa con nằm bất động một chỗ, chân tay teo tóp như que củi, không còn nhận thức gì nên việc cho con ăn rất vất vả. Bà Hai phải khó nhọc hút cháo vào chiếc xi lanh rồi từ từ bơm vào miệng cho con.
Chục lần bơm thì có hơn phân nửa lần con gái bị sặc cháo lên mũi, mắt trợn ngược. Lúc này, vợ chồng bà chỉ biết thay nhau dựng đầu con dậy, vuốt ngực. Cứ thế, mỗi lần cho con ăn đối với ông bà kéo dài hơn 1 tiếng đồng hồ.
“Vợ chồng tôi già cả, lại đau yếu triền miên nên có làm được gì để ăn đâu. Được bao nhiêu tiền thì góp mua thức ăn và đôi hộp sữa cho con uống. Thành ra vợ chồng chỉ ăn cho qua bữa. Còn những đứa con khác đi xây dựng gia đình riêng có khó khăn cả nên cũng không giúp gì cho bố mẹ được nhiều”, lời của ông Lý nghe sao xót xa.
Vừa ăn được vài đũa cơm thì tiếng ú ớ vang lên nên bà Hai liền ra hiệu cho ông Lý để bát cơm xuống, chạy ra ngoài. Lưng còng nên những bước đi của bà Hai trông vất vả, khổ cực.
Đến bên chiếc ghế dài con nằm, ông bà hết kiểm tra phần đầu rồi xuống xem xét phía dưới. Thì ra, cô con gái đi ngoài vô ý thức gặp trời lạnh nên đã la hét lên. Lúc này, bà Hai vội lấy những tấm dẻ cũ để lót cho con.
Mẹ già đi xin quần áo cũ để lót cho con nằm
Bà Hai kể, giờ đến tiền mua sữa cho con cũng chẳng còn nói gì đến chuyện mua bỉm về đóng cho con đi vệ sinh. Vì thế bà đành phải lấy quần áo cũ lót chỗ cho con nằm.
Ngày này qua năm khác quần áo cũ cũng cạn kiệt, do đó bà đành đi xin hàng xóm. Thương cảnh ông bà già đau ốm lại phải chăm con liệt giường, hàng xóm cứ gom được một số quần áo cũ lại đưa sang tặng bà. Nhờ đó mà bà có đồ để lót cho con nằm.
“Khổ nhất là vào mùa mưa lạnh, quần áo giặt mãi không khô nên phải đưa vào hơ bếp củi. Cực lắm”, bà Hai rơm rớm nước mắt nhìn con.
Không những con gái mắc bệnh hiểm nghèo mà vợ chồng bà Hai nhiều năm nay cũng phải sống chung với bệnh tật. Trong hai năm liên tiếp 2107 và 2018, bà Hai phải nhập viện để phẫu thuật sỏi thận và khối u dạ con.
Xuất viện khi sức khỏe chưa bình phục nhưng bà lại cố gắng gượng để chăm sóc con. Bởi bà lo sợ người khác không rành việc sẽ không đút cháo cho con được. Hiện nay, bà còn phải cắn răng chịu đựng bệnh xương khớp, đau lưng khiến lưng ngày càng còng xuống.
Mỗi lần cho con ăn cháo đối với bà vô cùng vất vả khi đứa con liên tục bị sặt, mắt trợn ngược.
Hơn chục năm con gái nằm một chỗ cũng là bấy nhiêu đêm ông Lý thức trắng để túc trực bên con. Thương con nên người bố này thường ngủ trên chiếc võng kê sát giường của Hằng. Hễ nghe con động đậy, la hét là ông tỉnh dậy để trông chừng. Bao năm mất ăn, mất ngủ vì con khiến ông đổ bệnh, gầy gò, nặng tai nghe câu được câu mất.
Con bị bệnh teo não trong khi bản thân ông bà cũng mang hàng tá bệnh trong người khiến cuộc sống gia đình này khổ cực, thiếu thốn. Nhiều năm qua, ông bà thuộc diện hộ cận nghèo tại địa phương. Bà con lối xóm biết rõ hoàn cảnh nhưng cũng chỉ biết động viên, đến thăm hỏi bằng cân gạo, chục trứng gà.
Giờ đây, khi tuổi cao bệnh tật triền miên, điều lo lắng nhất đối với ông bà là tương lai đứa con gái teo não. Bà Hai nói trong nước mắt: “Vợ chồng tôi thì già yếu, không biết nằm xuống khi nào. Chỉ lo khi chúng tôi chết đi thì ai sẽ chăm sóc cho nó. Cứ nghĩ đến đó thôi, tôi lại khóc”.
Giấy chứng nhận hộ cận nghèo của gia đình.
Đợt gió mùa về kèm theo mưa phùn khiến những chiếc quần áo cũ bà Hai phơi để lót cho con ướt choẹt. Lo lắng, bà vội ôm vớ quần áo ướt đi vào trong để phơi bên bếp lửa.
Dáng người lom khom khiến những bước đi của bà thêm nặng nhọc. Phía sau lưng bà là đứa con gái 31 tuổi mà như trẻ con, nằm ngơ ngác, đôi mắt trợn ngược…
Bất chợt, đứa con nằm một chỗ, chân tay co quắp bị sặc cháo nên bà vội nâng đầu, vuốt ngực con. Sức yếu khiến bà ngã uỵch xuống nhà, đau nhói.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
Anh Trần Văn Thanh (con trai ông Lý).
Địa chỉ: Xóm 4, xã Quỳnh Thanh, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An.
Số điện thoại 0987.832.983
Tin mới
- Xót xa người mẹ mắc 7 căn bệnh, con gái bị bố bỏ rơi từ khi còn nhỏ - 09/06/2020 03:00
- Dòng nước mắt cầu cứu của 2 chị em mồ côi bố nhìn mẹ bạo bệnh - 25/05/2020 03:32
- Thắt ruột nỗi lòng mẹ già “chắn bão” cuộc đời cho đứa con gái điên dại - 18/05/2020 02:42
- Cảnh đời 2 bà cháu hắt hiu mưu sinh trên hè phố! - 15/05/2020 07:04
- Từ bệnh viện, cậu học trò cầu xin nhà hảo tâm cứu mẹ đang rất nguy kịch - 10/05/2020 12:44
Các tin khác
- Nước mắt cô gái mồ côi cha chăm người mẹ khờ và bà ngoại thoi thóp - 04/05/2020 03:16
- Xót xa cảnh người vợ ngậm ngùi xin cơm từ thiện chăm chồng trong viện - 28/04/2020 00:54
- Đau nhói lòng cảnh bé gái 12 tuổi liền lúc mất đi cả mẹ và em - 25/04/2020 00:24
- Đau nhói lòng cảnh vợ chồng tiều phu vật vã nuôi 3 con thơ bại não - 22/04/2020 11:40
- Cô gái 19 tuổi nghẹn ngào cầu xin cho em thêm một lần được sống! - 20/04/2020 01:25