VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Từ ngày 2-3/10/2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hồ Chí Minh phối hợp cùng Uỷ ban Paralympic Việt Nam...- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
- Công an TPHCM thông tin về các đối tượng 'chăn dắt' trẻ em để trục lợi
- Bạc Liêu: Hỗ trợ các em học sinh thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đến trường nhân dịp năm học 2024 – 2025
- Người khuyết tật một tay có được điều khiển xe máy?
Bà mất vì tai nạn, bố tâm thần, người con nguy cơ bỏ học giữa chừng
Bà nội gặp tai nạn tử vong trên đường đi chợ bán rau, bố bị bệnh tâm thần không thể tự lo cho bản thân, hoàn cảnh...Bị gù lưng và vẹo cột sống bẩm sinh, hẹp, hở van tim hai lá, nhưng Láng quyết không đầu hàng số phận. Em ra Hà Nội học nghề và chính tại nơi học nghề "định mệnh" này, Láng đem lòng yêu chàng trai khiếm thị, đến khi lỡ có bầu thì anh ta bỏ đi để lại em với cái thai cùng nỗi đau trong tim.
Căn nhà của Hồ Thị Láng nằm ngay đầu thôn thôn Cồn Mong, (xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng). Thấy khách đến chơi, Hồ Thị Láng nhanh nhảu ra cổng đón chúng tôi, nhìn cô gái năm nay 25 tuổi nhưng thân hình nhỏ bé như đứa trẻ mới lên 7 tuổi.
Căn nhà mà Láng đang sống cùng bố mẹ và hai em là ngôi nhà tình thương được một tổ chức xã hội xây tặng gia đình cách đây mấy năm. Trong căn nhà ấy, không chỉ Láng bị bệnh tật mà bố Láng cũng bị bệnh nằm ở nhà nhiều năm nay.
Láng bị gù lưng, vẹo cột sống bẩm sinh nên bố mẹ nuôi hoài mà chẳng thấy lớn. Thấy bạn bè cùng trang lứa ngày càng phổng phao, trong khi mình thì tật nguyền, nhiều lúc Láng cũng tủi thân. Thế nhưng, cuộc sống khó khăn nên vợ chồng bà Lài (bà Trần Thị Lài, 52 tuổi) – mẹ của Láng cho biết, cũng đành để vậy chứ không đưa con đi tìm cách chữa trị.
Mặc dù bị gù lưng từ nhỏ, lại lớn trong gia đình nghèo khó với nhiều thiệt thòi. Nhưng Láng chưa bao giờ đầu hàng số phận. Nghĩ là làm, năm 2014, Láng xin bố mẹ ra Hà Nội học nghề thêu và làm tranh giấy cuốn.
Trong thời gian học nghề ở đây như định mệnh, Láng quen một bạn trai bị khiếm thị rồi 2 người đồng cảm đem lòng thương nhau.
Tưởng rằng mối tình của "người cùng khổ" sẽ có cái kết như những câu chuyện cổ tích thì nào ngờ....Ngày Láng thông báo cho bạn trai biết mình có bầu, chàng trai khiếm thị kia đã lặng lẽ bỏ đi không một lời từ biệt.
Giống như bao người phụ nữ khác, Láng cũng mong muốn có một đứa con với hy vọng, đứa con ra đời sẽ mang may mắn và làm chỗ dựa cho Láng khi về già. Thế là, Láng đành lủi thủi vác cái bụng bầu 5 tháng về nhà nương nhờ bố mẹ.
May mắn cho Láng là đứa trẻ sinh ra lành lặn. Láng đặt tên cho con gái là Hồ Thị Tố Trinh. Tố Trinh hiện đã gần 2 tuổi, chơi ngoan và rất đáng yêu. Đó cũng là món quà vô giá mà Láng nhận được như để bù đắp lại những mất mát, thiệt thòi của cô gái tật nguyền.
Thế nhưng, với một người khuyết tật, lại mắc bệnh, việc nuôi một đứa con đối với Láng không dễ dàng chút nào.
Láng cho biết, bản thân mình cò bị bệnh hở, hẹp van tim hai lá đã nhiều năm nay. Cứ 3 tháng, Láng lại vào viện tái khám để lấy thuốc. Công việc hàng ngày của Láng là làm những tấm bưu thiếp, tranh đặt bàn bằng giấy cuốn rồi lên mạng rao bán.
Trong nhà, không chỉ Láng bị bệnh mà ông Hồ Văn Bích (sinh 1959) – bố Láng cũng bị bệnh không làm được gì cả. Trước đây, ông Bích làm nghề phụ hồ thế nhưng 6 năm nay ông phải nghỉ ở nhà và phải thường xuyên uống thuốc vì trong người bao nhiêu là bệnh. Nào là bệnh tăng huyết áp vô căn, rồi bệnh suy tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn.
Vì vậy, kinh tế gia đình Láng phụ thuộc vào một mình bà Lài, trong khi đó, thu nhập từ công việc rửa chén bát cho quán nhậu của bà Lài chỉ được 80 ngàn đồng/ngày.
Ngoài Láng ra, vợ chồng bà Lài còn có hai đứa con trai. Tuy nhiên, người con trai thứ 2 Hồ Văn Phong (sinh 1996) cũng chỉ học được đến lớp 9 rồi nghỉ. Hiện Phong đang làm việc cho cơ sở vàng mã, thu nhập mỗi tháng cũng chỉ hơn 2 triệu đồng. Người con trai út là Hồ Văn Nhân (sinh 2009) hiện đang học lớp 5.
Giờ con gái cũng đã lớn, Láng muốn cho cháu đi học mẫu giáo để cháu được vui chơi với bạn bè, học hỏi được nhiều điều tuy nhiên do điều kiện kinh tế khó khăn nên Láng đành để con gái ở nhà.
Ông Trần Văn Dương – Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Phước xác nhận, gia đình ông Hồ Văn Bích thuộc diện hộ nghèo của xã, ông gái ông Bích là Hồ Thị Láng là đối tượng khuyết tật của xã.
Bà Lê Thị Thanh Vân, cán bộ lao động, thương binh và xã hội xã Hòa Phước cho biết, Láng được hưởng trợ cấp người khuyết và trợ cấp nuôi con hơn 1 triệu đồng/tháng.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
Chị Hồ Thị Láng.
Địa chỉ, Tổ 3, thôn Cồn Mong, xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng.
Số ĐT: 0523.933.194
Số tài khoản: 2008206178049.
Tin mới
- Cuộc sống khốn khó của nữ sinh giàu nghị lực có đôi mắt sáng long lanh nhưng...sắp mù - 13/01/2020 04:37
- Xót xa cảnh vợ mù lòa ôm con bị não úng thủy nằm liệt giường suốt nhiều năm - 06/01/2020 02:49
- Xót xa cảnh cô giáo mất đi cánh tay trong lần băng rừng "gieo chữ" - 27/12/2019 03:21
- Xót thương gia đình khốn cùng vì 2 đứa con bệnh tật - 25/12/2019 04:38
- Xót xa cảnh chị em mồ côi giữa lòng Hà Nội - 12/12/2019 04:14
Các tin khác
- Cha đột ngột qua đời, hai con thơ khóc nghẹn trong đau đớn! - 25/11/2019 03:10
- Chàng sinh viên Nhạc viện tắt lịm niềm đam mê sau vụ tai nạn "thập tử nhất sinh" - 18/11/2019 03:05
- Cụ ông 91 tuổi trở thành đôi chân cho cụ bà tuổi 82 sống cơ cực trong đói nghèo - 11/11/2019 02:17
- Xót xa người phụ nữ gồng mình chịu cảnh hai người tâm thần trong gia đình hành hạ - 04/11/2019 03:57
- Xót xa cảnh em trai cụt tay chăm chị bại liệt trong nghèo khó - 28/10/2019 03:21