VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Từ ngày 2-3/10/2024, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hồ Chí Minh phối hợp cùng Uỷ ban Paralympic Việt Nam...- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
- Công an TPHCM thông tin về các đối tượng 'chăn dắt' trẻ em để trục lợi
- Bạc Liêu: Hỗ trợ các em học sinh thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đến trường nhân dịp năm học 2024 – 2025
- Người khuyết tật một tay có được điều khiển xe máy?
Bà mất vì tai nạn, bố tâm thần, người con nguy cơ bỏ học giữa chừng
Bà nội gặp tai nạn tử vong trên đường đi chợ bán rau, bố bị bệnh tâm thần không thể tự lo cho bản thân, hoàn cảnh...Bố phát hiện ung thư khi căn bệnh đã ở giai đoạn cuối nên mấy tháng nay mẹ cùng bố phải xuống viện điều trị. Hàng ngày ngoài việc đến trường thì ba đứa trẻ thơ dại còn phải thay người lớn chăm sóc ông nội bị mù. Bữa ăn của bốn ông cháu có ít cá khô và rau rừng…nên đã lâu lắm rồi, 4 con người đáng thương ấy chưa có nổi một bữa cơm có thịt.
Tiếng trống trường vừa dứt, Đặng Ngọc Duy (10 tuổi, trú thôn Đắk Na, xã Tân Thành, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) ôm lấy cặp sách chạy vội về nhà để nấu cơm tối cho gia đình. Cuối năm gió thổi ầm ầm, lạnh buốt nên thân hình nhỏ bé của Duy đi xiêu vẹo trong gió. Và dù đã mặc lồng hai chiếc áo sơ mi nhưng nó không đủ che lấp những khoảng trống trên người, khiến da thịt cậu bé tái đi vì lạnh giá.
Nhà của Duy nằm cách trường gần 2km, nhìn bên ngoài khó có thể nhận ra đó là nơi mà gia đình cậu bé ở nhiều năm nay. Căn nhà thấp lè tè, chỉ có một lối vào duy nhất, trên tường những chiếc ván gỗ đã rơi rụng, xô lệch đi nhiều. Bên trong, hai chiếc giường được kê khiêm tốn một góc là nơi nghỉ ngơi của 4 ông cháu, phần còn lại để đặt bếp và chiếc bàn uống nước nhỏ.
Ông Đặng Quế Pu (60 tuổi, ông nội của Duy) nằm lặng lẽ, nghe tiếng người lạ đến thì mò mẫm ngồi dậy để trò chuyện với khách. Ông Pu cho biết, mình bị mù đã mấy chục năm nay, mọi sinh hoạt cá nhân đều phải nhờ sự giúp đỡ của người khác. Sau khi anh Đặng Vần Cán (bố Duy) lập gia thì ông chuyển về sống với vợ chồng anh này.
Cả gia đình 6 miệng ăn, quanh năm chỉ trông chờ vào hai sào đất bạc màu trồng bắp nên bao năm qua vẫn chưa thoát khỏi danh sách hộ nghèo của địa phương. Hàng ngày, hai vợ chồng anh Cán tranh thủ đi làm thuê để đủ chi phí sinh hoạt và học phí để ba đứa con yên tâm tới trường. Thế nhưng gần một năm trước, anh Cán thường xuyên có biểu hiện sốt cao, nhức mỏi cơ thể và sụt cân nghiêm trọng. Sau khi đi khám thì phát hiện ra mình mắc bệnh ung thư gan.
Tai ương ập xuống bất ngờ nhưng do gia đình còn phải chạy ăn từng bữa nên người con trai không dám nghĩ đến việc chạy chữa. Nói đến đây, ông Pu giọng run run cho biết: “Nếu ngày ấy có tiền cho nó đi chữa trị thì sớm thì chắc đã đỡ khổ. Nhà không có tiền, nên chỉ đi kiếm thuốc lá về uống chứ không uống thuốc Tây. Tháng trước nó đau dữ dội, bụng căng cứng thì hai vợ chồng nó vay mượn được chút tiền rồi đưa nhau xuống Bệnh viện Chợ Rẫy khám lại thì mới biết bệnh đã ở giai đoạn cuối”.
Trong căn nhà toàn mùi ẩm mốc và xú uế do từ lâu đã thiếu tay người dọn dẹp, ông Pu nghẹn ngào: “Tôi từng này tuổi rồi, sống nay chết mai, thế nào cũng được, nhưng thương nhất là ba đứa cháu nhỏ, thiếu bàn tay chăm sóc của bố mẹ nên bữa đói, bữa no, ăn uống cũng không đủ chất. Ban đêm, bốn ông cháu nằm co ro trong căn nhà, mấy hôm rồi trời mưa dầm, cả nhà không thể nào ngủ được vì nước mưa hắt vào làm áo quần sách vở ướt hết”.
Trong lúc chúng tôi trò chuyện, Duy tranh thủ nấu bữa tối cho bốn ông cháu. Duy bảo, từ ngày bố mẹ xuống TP.HCM điều trị, bốn ông cháu chỉ ăn cơm rau với cá khô. Có hôm cá khô cũng hết, cả nhà chỉ ăn cơm với rau và muối ớt. Bữa cơm hôm nay tươm tất hơn, gia đình em được ăn cơm với canh su su nấu. Nói là canh nhưng thực ra chỉ mấy quả su su bào mỏng được nấu với mấy miếng tóp mỡ được người hàng xóm mang sang cho.
Gương mặt lấm lem, Duy cho biết: “Em lớn rồi, ăn uống có thể chịu khổ được nhưng chỉ thương ông già yếu, hai đứa em còn nhỏ mà không được ăn cơm ngon. Thấy nhà hàng xóm ăn cơm có thức ăn, nhiều khi chúng em thèm ăn thịt với cá lắm nhưng lâu rồi chưa được ăn, với lại cũng không có tiền để mua về ăn anh ạ !”.
Từ ngày bố mẹ đi viện điều trị, Duy trở thành trụ cột trong gia đình, quán xuyến mọi việc từ nhỏ đến lớn. Cậu bé 10 tuổi tâm sự: “Em ở nhà giúp bố mẹ chăm ông nội và hai em nhỏ. Ban ngày đi học thì không sao, nhưng đến tối đứa nào cũng nhớ bố mẹ nhưng không biết làm gì được. Tội nhất là đứa em út, năm nay mới 4 tuổi nên đêm nào cũng khóc đòi mẹ. Em với ông nội phải dỗ cả đêm em mới chịu đi ngủ”.
Thấy chúng tôi có điện thoại, Duy xin phép được gọi điện xuống cho mẹ hỏi thăm, bởi lâu lắm rồi, mấy anh em chưa nghe được giọng bố mẹ. Thông qua điện thoại, chị Triệu Thị Nhạy (mẹ Duy) cho biết, anh Cán mới được phẫu thuật căt bỏ một phần gan, hiện nay chưa thể đi lại được nên chị vẫn phải ở viện chăm sóc chồng. Hàng ngày, hai vợ chồng sống nhờ những suất cơm từ thiện vì khi xuống đây, chắt chiu vay mượn khắp nơi mới được vài triệu đồng.
Nhắc về những đứa con đang ở nhà, chị Nhạy nói trong nước mắt: “Giờ chồng chị bị bệnh, không thể bỏ anh ấy lại một mình được. Chị thương 3 đứa con lắm, muốn về chăm sóc cho chúng lắm nhưng không thể về được. Mấy hôm nay hai vợ chồng đều nhớ chúng nó không ngủ được nhưng cả nhà chỉ có một chiếc điện thoại nên chẳng biết làm sao ?
Lúi húi bên cạnh bếp nghe mọi người trò chuyện, đôi mắt của Đặng Đức Lưu (7 tuổi, em trai Duy) ướt nhòe. Lưu bảo, em cũng muốn nói chuyện với mẹ lắm nhưng… không biết nói gì. “Chúng em chỉ ước bố nhanh khỏe để về đi làm, nếu bố mẹ ngày nào cũng đi làm thì chúng em được ăn cơm với thịt, cá chứ ăn cá khô nhiều, bọn em sắp quên mùi thịt rồi!”, Lưu hồn nhiên nói.
Chia sẻ về tình hình học tập Duy và Lưu, thầy Nguyễn Văn Chung, hiệu trưởng Trường tiểu học Ngô Gia Tự cho biết, 2 anh em Duy và Lưu có hoàn cảnh khó khăn nhất trường, nhưng các em rất chăm học và chịu khó học. Từ ngày bố mẹ đi xa, các em đi học rồi phân chia nhau việc nhà. Anh cả thì nấu cơm, chăm sóc ông nội còn em Lưu thì đón và chơi với em gái năm nay 4 tuổi. Vừa rồi nhà trường có kêu gọi các mạnh thường quân giúp đỡ cho các em nhưng do địa phương đa phần là người đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống còn khó khăn nên sự giúp đỡ không nhiều.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
Em Đặng Ngọc Duy (thôn Đắk Na, xã Tân Thành, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông)
Hoặc thầy Nguyễn Văn Chung, Hiệu trưởng trường tiểu học Ngô Gia Tự (Nơi hai anh em Duy theo học)
Số ĐT thầy Chung: 0984.949.480
Tin mới
- Hãy giúp đỡ bé Tiên vượt qua căn bệnh hiểm nghèo - 16/01/2018 04:38
- Thương bé 1 tuổi mang bệnh não úng thủy - 15/01/2018 07:26
- Mẹ khóc hết nước mắt thương con đớn đau vì bệnh ung thư máu - 15/01/2018 07:26
- Chàng trai mồ côi cha tai nạn nguy kịch cần sự giúp đỡ - 11/01/2018 04:20
- Mắc bệnh tim, bé 10 tuổi chỉ nặng... 12kg - 21/12/2017 04:24
Các tin khác
- Người mẹ nghèo "bới rác kiếm cơm" nuôi 4 con thơ dại - 21/12/2017 04:09
- "Lúc lên cơn, con tôi gặp ai nó cũng đánh !" - 21/12/2017 03:56
- Đau đớn vì mất con, trái tim người mẹ bị vi trùng phá hủy - 21/12/2017 03:51
- Không có bố, mẹ chết đột ngột, bé 2 tuổi sống trong đói khát - 21/12/2017 03:48
- Xót xa vợ chăm chồng tai nạn liệt giường, con thơ nheo nhóc - 21/12/2017 03:43