Thứ tư, 26 Tháng 4 2017 10:26

Chị run và hoảng sợ khi cả cơ thể chồng thâm tím với những tiếng thở nặng nề, mòn mỏi cho dù đã có sự hỗ trợ của các loại máy móc. Anh đổ bệnh chỉ sau cơn cảm cúm thông thường và sốt kéo dài mà chị ngỡ tưởng chỉ vài ba viên thuốc là sẽ khỏi.

 

Không giữ được bình tĩnh và luôn phải vịn vào thành ghế để không bị ngã, người đàn bà nhỏ thó Đinh Thị Dung vật vã trong nỗi đau đớn khi tính mạng của chồng đang nguy kịch mà chị thì đã hết cách vay tiền. Đeo đuổi chữa trị cho anh đã gần 3 tháng trời từ bệnh viện tuyến huyện, lên tuyến tỉnh rồi chuyển bệnh viện Nhiệt Đới TW và cuối cùng là vào cấp cứu tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội)(, chị đã kiệt quệ chẳng còn gì. Giàn giụa nước mắt chị bảo: “Nhà em cũng bán rồi chị ơi, em chẳng biết vay tiền ở đâu nữa để cứu anh ấy. Bác sĩ bảo chồng em còn cơ hội sống nên gia đình cố gắng nhưng em thì cùng đường rồi”.

 

Ban đầu chỉ là biểu hiện sốt, cảm cúm thông thường nhưng anh Trung vẫn gắng đi làm để có tiền giúp bố đang nằm điều trị ở bệnh viện tuyến tỉnh vì tai nạn.
Ban đầu chỉ là biểu hiện sốt, cảm cúm thông thường nhưng anh Trung vẫn gắng đi làm để có tiền giúp bố đang nằm điều trị ở bệnh viện tuyến tỉnh vì tai nạn.
Anh đã bị 2 lần sốc nhiễm khuẩn nên phải tiến hành lọc máu, thở máy và sử dụng nhiều loại thuốc kháng sinh.
Anh đã bị 2 lần sốc nhiễm khuẩn nên phải tiến hành lọc máu, thở máy và sử dụng nhiều loại thuốc kháng sinh.
 

Nằm trong phòng hồi sức, chồng chị là anh Trần Quang Trung, gầy guộc như 1 thân cây sắp gẫy với những tiếng thở nặng nề, run lẩy bẩy. Cả cơ thể tím thâm đen vì rối loạn nội tiết do thời gian dài nằm điều trị, anh còn phải sử dụng ống thở và 6 loại thuốc kháng sinh đặc trị khác nhau. Trực tiếp theo dõi tình hình diễn biến bệnh của anh Trung, bác sĩ nội trú Trịnh Thế Anh - Khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Bệnh nhân này đã 2 lần bị sốc nhiễm khuẩn và tại thời điểm đó chúng tôi cũng đã nghĩ sẽ không giữ được mạng sống cho anh nhưng anh đã vượt qua. Hiện bệnh nhân đang ở giai đoạn thoát sốc với hi vọng sống cao nhưng vẫn phải tiếp tục điều trị tích cực”.

 

Sau những chia sẻ ban đầu, bác sĩ Thế Anh cho biết thêm: Bệnh nhân với những biểu hiện sốt thông thường và đã uống thuốc nhưng không đỡ. Ban đầu bệnh nhân điều trị ở bệnh viện tuyến dưới sau đó được chuyển lên bệnh viện Nhiệt Đới TW nằm 1 tháng và chuyển vào khoa HSTC trong tình trạng viêm phổi nặng và nhiễm khuẩn đến hôm nay cũng được 25 ngày rồi. Tại khoa, chúng tôi đã cho bệnh nhân lọc máu, thở máy, sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc trị (6 loại thuốc cùng 1 lúc) gồm thuốc chống nấm, kí sinh trùng, gram âm, gram dương…

 

Chị Dung đau đớn, kiệt quệ vì không vay được tiếp tiền để cứu chồng.
Chị Dung đau đớn, kiệt quệ vì không vay được tiếp tiền để cứu chồng.
Hiện anh đã thoát khỏi giai đoạn sốc nhiễm khuẩn và cơ hội sống còn nhiều.
Hiện anh đã thoát khỏi giai đoạn sốc nhiễm khuẩn và cơ hội sống còn nhiều.
 

Để dẫn đến tình trạng chồng nặng như ngày hôm nay, chị Dung vẫn không khỏi day dứt: “Giá như lúc anh ấy mệt, em quyết tâm không cho anh ấy đi làm thì chắc cũng không đến nỗi như ngày hôm nay. Đằng này em cũng chủ quan, chỉ nghĩ là chồng ốm qua loa nên khi anh ấy bảo vẫn cố được thì em cũng thuận theo ý của anh ấy”.

 

Dứt lời chị lại ôm mặt khóc, rồi ngần ngại kể tiếp lí do vì sao mà dù đã có biểu hiện sốt, ốm nhưng anh Trung vẫn gắng đi làm cho đến lúc gục ra đó mới thôi. “Bố chồng em bị tai nạn đã 2 năm nay phải nằm bệnh viện tỉnh, giờ chuyển về bệnh viện tuyến huyện nhưng ông cũng liệt rồi. Mẹ chồng thì bị tai biến nhưng vẫn cố gắng đi chăm ông thành ra trong suốt 2 năm qua, anh ấy cứ cố gắng làm nhiều hơn để phần nào đỡ đần bố mẹ. Giờ thì anh ấy nằm đó, bố em biết chuyện nên khóc nhiều lắm nhưng cũng chẳng biết làm gì cả”.

 

Cùng lúc bố và chồng đều ở viện nên chị Dung lại càng bĩ cực, không biết bấu víu vào đâu. Bình thường vợ chồng khỏe mạnh, anh chị cũng lao đi làm đủ các nghề từ phụ hồ, bốc vác đến phụ xe... Giờ thì chồng ra nông nỗi này, chị chẳng còn biết làm gì hơn khi ngôi nhà cũng đã cắm bán, hai đứa con một đứa lên 5, một đứa lên 7 đang phải đi ở nhờ. Khóc nấc, chị lại run lên lo sợ chồng sẽ chẳng thể ở lại vì tiền đóng viện phí chị đã cùng đường không lo được.

 

Chị Dung lo sợ chồng không thể sống vì chị không vay ai được tiền chữa tiếp.
Chị Dung lo sợ chồng không thể sống vì chị không vay ai được tiền chữa tiếp.
 

“Anh ấy mà có mệnh hệ gì, chắc mẹ con em không sống nổi đâu chị ơi. Rồi còn bố em nữa, ông đã bị liệt rồi nhưng mấy nay khóc dữ lắm. Anh chị ơi, xin hãy cứu chồng em, cho anh ấy được trở về với gia đình em”.

 

Lời cầu xin thảm thiết khiến chúng tôi cũng lo sợ không kém bởi cơ hội sống của anh Trung còn nhiều nhưng không biết có còn kịp nếu như không có ai nghe thấy?. Là 1 người con hiếu thảo, người chồng, người cha của 2 đứa trẻ chịu thương chịu khó lam làm… Xin hãy cứu anh, cho anh được sống để tiếp tục những công việc còn dở dang trên cõi đời này.

 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

Chị Đinh Thị Dung (xóm 17, xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An)

Số ĐT: 0968.665.415

Hiện tại chị Dung đang chăm chồng tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).

 

Nguồn: dantri.com.vn

PLG_CONTENT_SHOWTAGS_TITLE Trần Quang Trung , cần giúp

Thêm bình luận


Mã an ninh
Làm tươi