Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt
Tạm giữ chủ cơ sở trông giữ trẻ để làm rõ vụ việc bạo hành trẻ em
Lãnh đạo UBND thành phố Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết, ngày 9/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố đã ra...- Cảnh báo tình trạng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ do thiết bị màn hình
- Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử
- VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI ĐẤU THỂ THAO ĐIỆN TỬ ĐẦU TIÊN CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng
Đêm Giao thừa năm 1956, khi đến thăm Trường Thương binh hỏng mắt Hà Nội, Hồ Chủ tịch đã nói với các thương binh tại đây “Các cô, các chú tàn nhưng không phế”. Lời dặn của Bác đã trở thành động lực để không chỉ anh chị em thương binh hỏng mắt mà tất cả thương, bệnh binh, người khuyết tật cả nước thêm nỗ lực phấn đấu vươn lên, vượt qua thử thách để sống có ích, đạt được những thành tích cao trong học tập và lao động.
Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm, những thương bệnh binh, những người khuyết tật dù sức khỏe có hạn chế, nhưng họ là những con người có nhận thức, có trí tuệ, thì còn khát vọng sống và khả năng tham gia vào các công việc của xã hội. Tích cực, tự giác tham gia những việc làm có ích của thương bệnh binh, những người khuyết tật không chỉ là để giảm bớt những khó khăn cho gia đình, xã hội mà còn là sự thể hiện ý thức trách nhiệm xã hội, bản chất xã hội cao quý của con người. Chăm sóc, tạo điều kiện cho thương, bệnh binh, những người khuyết tật phát huy khả năng đó là trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội. Đó vừa là sự tôn trọng, một hình thức động viên to lớn không có gì so sánh được, vừa là sự quan tâm, phát huy vai trò nêu gương của thương bệnh binh, những người khuyết tật trong giáo dục thế hệ trẻ bằng tấm gương của chính họ.
Từ năm 2007, thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW, Đảng ta tiến hành cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và được tiếp tục đẩy mạnh theo Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI trong giai đoạn 2011-2016. Việc tổ chức học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là dịp để thương bệnh binh, người khuyết tật học tập và làm theo Bác, khẳng định “tàn nhưng không phế”, thể hiện tấm lòng kính yêu và biết ơn đối với Bác, để cấp ủy, chính quyền các cấp tạo điều kiện và phát huy vai trò của thương bệnh binh, người khuyết tật thực hiện lời dạy của Bác. Kết quả chung, trong tổng kết thực hiện Chỉ thị 06-CT/TW (giai đoạn 2007 - 2010) và Chỉ thị 03-CT/TW (giai đoạn 2011 - 2016) đã xuất hiện rất nhiều gương thương binh, người khuyết tật vượt qua những hạn chế của bản thân, tham gia tích cực, hiệu quả vào phong trào vận động, là tấm gương sáng được xã hội ghi nhận và noi theo.
Trên vùng cao Hà Giang, bệnh binh, lương y Hoàng Quốc Trì, tổ 22, phường Minh Khai, thành phố Hà Giang mất 65% khả năng lao động vẫn đều đều làm công việc chữa bệnh cứu người. Phòng khám Đông y của ông luôn là một trong những địa chỉ tin cậy của nhiều người bệnh trong nhiều năm nay. Ngoài thời gian khám, bốc thuốc và chữa bệnh, ông còn tranh thủ nghiên cứu, tìm hiểu về các vị thuốc, từ đó ông đã sáng chế ra nhiều bài thuốc gia truyền có giá trị và lợi ích tốt như: chè đái đường, chè tam giác mạch, chè giảo cổ lam..
Tại miền Trung, có ông Nguyễn Minh Quốc, thương binh hạng 4/4. Theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, ông lên đường nhập ngũ trong những ngày chiến tranh ác liệt nhât. Trong một trận đánh ông bị thương nặng phải chuyển ra tuyến sau điều trị, Sau ngày giải phóng, ông về vùng quê ở huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định lập gia đình. Năm 1995, ông Quốc đã cùng vợ con chuyển về ở thôn Phi Có, xã Đạ R’sal, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định lập nghiệp. Sau những năm làm việc vất vả, ông Quốc đã xây dựng được nhà cửa khang trang, nuôi con cái ăn học. Ngoài việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống gia đình, ông Quốc còn hiến hơn 8.000m2 đất trồng cà phê của gia đình để địa phương và ngành giáo dục đầu tư xây dựng 2 trường Tiểu học Lương Thế Vinh và Trung học cơ sở Lê Hồng Phong để con em trong xã có điều kiện đến trường…
Trong cả nước, chỉ tính riêng những thương, bệnh binh được biểu dương, khen thưởng trong cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã có hàng ngàn người. Có thể nói, hầu hết các thương, bệnh binh - những người từng tham gia chiến đấu ở chiến trường, trở về với đời thường luôn phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” vươn lên khẳng định mình, sống và làm việc có ích cho gia đình, xã hội, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, thực sự là những gương sáng “tàn nhưng không phế”.
Đối với người khuyết tật, đã có nhiều người học tập và làm theo lời Bác, không chỉ để “không phế” mà còn có những đóng góp cụ thể, có ích cho xã hội. Đó là tỷ phú cụt tay Hoàng Lãng ở Hải Lăng, Quảng Trị, võ sư một chân Tạ Anh Dũng ở quận 8, thành phố Hồ Chí Minh, là “Tiệm may không lời” của cặp vợ chồng câm điếc Nguyễn Huy Hải, Nguyễn Thúy Vinh ở thành phố Vinh, Nghệ An… Đó cũng chính là cô gái xương thủy tinh Phạm Thanh Thảo hết lòng vì học sinh ở Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, cô gái Đỗ ánh Như Nguyệt ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Tuổi 20, chưa từng đến trường nhưng ánh đã viết và xuất bản cuốn tiểu thuyết “Đứa con” dài 400 trang và hiện đang viết tiếp cuốn tiểu thuyết “Đừng khóc nơi thiên đường”… Bằng ý chí của bản thân, sự hỗ trợ, động viên của gia đình, xã hội, họ đã tạo nên những kỳ tích, làm những việc có ích cho xã hội và xứng đáng nhận được sự tôn vinh, trân trọng của xã hội; xứng đáng có được hạnh phúc ngọt ngào giống như tất cả những người bình thường khác. Những câu chuyện tình như cổ tích giữa thầy giáo Lê Trọng Hùng và cô gái khiếm thị ĐỗThị Lê Na, giữa người đàn ông mù bán tăm Vương Đình Sơn và người phụ nữ dị tật đôi chân Phan Thị Thủy ở Nghệ An…làm cho chúng ta thêm ấm lòng.
Với Hội người mù Việt Nam, những người đầu tiên được nghe lời dạy của Bác “tàn nhưng không phế” cách đây 60 năm, đã có nhiều kết quả và tấm gương cụ thể trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, Hội cũng đã có nhiều phong trào thi đua để khuyến khích người mù, con của người mù vượt khó vươn lên đạt kết quả cao trong học tập. Năm năm qua, đã có 64 hội viên Hội Người mù thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng. Có nhiều Hội viên đã đạt được những thành tích xuất sắc, trở thành những tấm gương sáng trong phong trào học tập, rèn luyện. Đó là em Nguyễn Văn Chung, hội viên Hội Người mù huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Được Hội cho đi học chữ Braille, em đã vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống, năm lớp 11 và 12, Chung đạt học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử. Khi vào Đại học, Chung luôn hoàn thành tốt chương trình học văn hóa và tham gia công tác đoàn, là Chủ nhiệm CLB “Vì cộng đồng”, Trường Đại học Khoa học Huế. Là chị Nghiêm Thu Trang, hội viên Hội Người mù huyện ứng Hòa, Hà Nội. Mặc dù bị bệnh Glocom từ nhỏ, nhưng Trang đã được bố mẹ cho đi học hòa nhập. Trang đã tìm mọi cách chứng minh cho bạn bè và thầy cô thấy được khả năng của mình. Từ việc mày mò học ở nhà trước khi đến lớp đến việc tham gia sinh hoạt cộng đồng. Trang trở thành người lãnh đạo của CLB “Hoa đá”, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội…
Thực hiện chủ trương tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thương, bệnh binh, người khuyết tật cả nước bằng những việc làm cụ thể của mình trong công việc, học tập, sinh hoạt đời sống hàng ngày đã và đang thể hiện quyết tâm thực hiện lời dạy của Bác “tàn nhưng không phế”; tiếp tục đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(*)Trích bài tham luận của PGS. TS Ngô Văn Thạo, Vụ trưởng, Ban Tuyên giáo Trung ương tại Hội thảo “60 năm lời dạy Tàn nhưng không phế, ánh sáng dẫn đường cho người khiếm thị”
Nguồn: Tạp chí Người bảo trợ
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Vinamilk và Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam trao tặng sữa cho 40.000 trẻ em - 04/01/2017 20:37
- Vinamilk tiếp tục được vinh danh top 10 thương hiệu 'Tin và dùng' - 06/12/2016 09:11
- Vinamilk tiếp tục đồng hành cùng cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' - 19/11/2016 09:02
- Lòng tốt kỳ lạ của cặp vợ chồng mù cưu mang 38 số phận bất hạnh - 01/11/2016 06:14
- Bầu cử Quốc hội khúa XIV: Lựa chọn những đại biểu thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân - 17/05/2016 04:34
Các tin khác
- Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc tổ chức chương trình phẫu thuật dị tật miễn phí cho trẻ em nghèo - 10/03/2016 04:39
- Ấm áp tình người - 26/11/2015 02:55
- Tỉnh Hội Lâm Đồng: Tặng quà cho NKT, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn - 09/10/2015 07:12
- Đi đánh ghen, đâm chết bạn của 'tình địch' - 07/10/2015 07:38
- Xót xa cảnh 6 mẹ con sắp… quên mùi thịt - 01/10/2015 04:35