Cảm phục trước ý chí vươn lên của một cô gái Dao bị tàn tật, ông Trần Duyên Hải, Giám đốc Trung tâm Dạy nghề nhân đạo tạo việc làm cho trẻ em tàn tật Việt Nam, trực thuộc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam có địa chỉ tại ngõ Linh Quang, phường Văn Chương, quận Đống Đa (Hà Nội) đã liên hệ với gia đình chị Lý Thị Liều để đón chị xuống trung tâm dạy nghề cho chị.
Báo CAND đã có bài "Đi đến trường học bằng 2 bàn tay". Bài báo nói về cô gái tật nguyền người dân tộc Dao, Lý Thị Liều, 30 tuổi, ở xã Nậm Lành, huyện Văn Chấn (Yên Bái). Là một cô gái người dân tộc, tuy đã lớn tuổi và bị tàn tật do hai chân bị teo, nhưng chị Liều rất ham học. Vượt lên số phận, chị đã đến trường đi học cho biết cái chữ bằng hai bàn tay. Với nghị lực vươn lên trong cuộc sống, năm học 2003-2004, chị Liều đã bò đến Trường Tiểu học Nậm Lành nhập học. Được sự quan tâm và giúp đỡ đặc biệt của các thầy giáo, cô giáo của nhà trường, chị Liều học ngày càng tiến bộ, chăm chỉ.
Cảm phục trước ý chí vươn lên của một cô gái Dao bị tàn tật, sau khi Báo CAND phát hành, ông Trần Duyên Hải, Giám đốc Trung tâm Dạy nghề nhân đạo tạo việc làm cho trẻ em tàn tật Việt Nam, trực thuộc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam có địa chỉ tại ngõ Linh Quang, phường Văn Chương, quận Đống Đa (Hà Nội) đã liên hệ với gia đình chị Lý Thị Liều để đón chị xuống trung tâm dạy nghề cho chị. Và ngày 4/4, nhờ sự giúp đỡ của người em trai tên là Thành, chị Liều đã có mặt tại Trung tâm dạy nghề nhân đạo trong niềm vui của ông Hải - Giám đốc trung tâm cùng cán bộ ở đây.
Anh Thành, em trai út của chị Liều cho chúng tôi biết hành trình từ Nậm Lành xuống Hà Nội: 0 giờ, hai chị em lên xe ôm xuống huyện. 1 giờ sáng tới trung tâm thị trấn huyện Văn Chấn. Rồi hai chị em bắt xe khách xuống Bến xe Mỹ Đình - Hà Nội. Nhà xe lấy đủ 90.000 đồng/người, không có giảm cho người tàn tật. Nhìn Thành cõng chị gái trên lưng, nhiều người trong Trung tâm không khỏi ái ngại - dù ở nơi đây các em cũng phải chịu nhiều khiếm khuyết trên cơ thể như khiếm thị, khiếm thính, câm...
Trao đổi với chúng tôi, thầy Hải mong muốn Báo CAND sẽ là nhịp cầu nối để ông được đón nhận những số phận không may mắn đến với "gia đình" của mình
(Theo cand.com)
Tin mới
- Nghị lực của “cô gái thủy tinh” - 01/03/2015 13:15
- Bà mẹ Nhật ở làng Hy Vọng - 28/02/2015 03:09
- Cảm động cô gái 9X khuyết tật viết văn dù chưa từng đến trường - 28/02/2015 02:57
- Tai nạn bom mìn, cậu bé mất hai tay viết bài bằng… ống nhựa - 27/02/2015 19:18
- Cô gái xứ Lạng 11 lần hiến máu - 27/02/2015 02:43