Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt

 Sáng 19/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế...
Thứ sáu, 12 Tháng 6 2020 10:10

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đồng ý Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan lập hồ sơ các di sản văn hoá phi vật thể: Mo Mường (tỉnh Hòa Bình) và Lễ hội Vía Bà chúa Xứ Núi Sam (tỉnh An Giang), trình Thủ tướng Chính phủ cho phép đệ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa thế giới.

 

Trong nghi lễ thực hành Mo Mường thường xuất hiện âm thanh của chiêng Mường

 

* Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, “Mo” có nghĩa là xướng lên theo những làn điệu nhất định những bài cúng, những khúc Mo nhòm (tả cảnh), những “cát” Mo (một trường đoạn) kể trong các nghi lễ phục vụ đời sống của từng gia đình và cộng đồng. Còn về mặt danh từ, là để chỉ những người làm nghề Mo (ông Mo) và những bài Mo, những áng Mo.

 

Các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra, ở các vùng Mường hiện nay có 5 làn điệu Mo được dân gian đặt tên: “Ò hoi”, “Dà đôông”, “Dà dê”, “Hâm mo” và “Hệu kệu”. Những làn điệu Mo này, về mặt âm nhạc có giai điệu khác nhau. Cách gọi tên như vậy vì đó là đặc điểm dễ phân biệt giữa các điệu Mo, là câu hô xướng đầu tiên của các điệu Mo.

 

Trải qua nhiều thế kỷ, đến nay, Mo Mường vẫn có sức sống bền bỉ với dân tộc Mường. Giới nghiên cứu cũng khẳng định, Mo Mường đã góp phần hình thành, nuôi dưỡng cốt cách, tâm hồn của bao thế hệ nhân dân giàu truyền thống văn hóa, lịch sử dân tộc Mường và vùng đất Hòa Bình.

 

Mo Mường là sự kết tinh những kinh nghiệm trong lao động sản xuất, ứng xử văn hóa, triết lý nhân sinh, thể hiện thiết tha tình yêu cuộc sống, yêu con người, yêu quê hương xứ sở, thể hiện khí phách, cốt cách của con người và vùng đất miền núi bản Mường ở Hòa Bình.

 

Mo Mường chính là tính cách, là tâm hồn và đạo nghĩa của dân Mường. Từ quá khứ đến hiện tại, các thế hệ người Mường đã lưu giữ, truyền miệng và phát huy một cách bền vững những giá trị của Mo Mường, tạo nên sức sống, sức lan tỏa sâu rộng của di sản phi vật thể vô cùng quý giá này.

 

* Lễ hội Vía Bà chúa Xứ Núi Sam diễn ra từ ngày 22 đến 27-4 (âm lịch). Lễ hội Vía Bà chúa Xứ Núi Sam được thực hiện theo nghi thức truyền thống, gồm: lễ phục hiện rước tượng bà từ đỉnh núi Sam xuống miếu thờ, lễ Tắm bà, lễ Thỉnh sắc thần ông Thoại Ngọc Hầu và 2 vị phu nhân, lễ Túc yết, lễ Xây chầu, lễ Chánh tế và lễ Hồi sắc.

 

Năm 2001, Lễ hội Vía Bà chúa Xứ Núi Sam được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là lễ hội cấp quốc gia. Từ đó, ngoài phần lễ truyền thống, phần hội được tổ chức sôi nổi với các chương trình sân khấu hóa, tuần lễ văn hóa - thể thao, trò chơi dân gian, trình diễn văn nghệ dân tộc, múa lân - sư - rồng… phục vụ nhân dân và du khách.

 

Ngày 19/12/2014, Lễ hội Vía Bà chúa Xứ Núi Sam đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình lễ hội truyền thống.

Thêm bình luận


Mã an ninh
Làm tươi