Quảng Trị: Gấp rút hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm cho bà con vùng lũ
Các nhà khảo cổ phát hiện được hàng trăm di vật đồ đá, trong đó có những công cụ lao động của cư dân hậu thời đại Đồ đá cũ cách đây khoảng 20.000 năm.
Công cụ lao động của cư dân hậu kỳ Đá cũ sống cách nay khoảng 20.000 năm. Ảnh: vass.gov.vn |
PGS.TS Trình Năng Chung (Viện Khảo cổ Việt Nam), Trưởng đoàn khảo sát, điều tra khảo cổ học cho biết, các di tích có đặc điểm chung là những đồi gò dạng bát úp khá cao gần liền kề nhau, vốn là bậc thềm sông cổ phân bố bên bờ phải sông Gâm. Các quả đồi này hiện đang được canh tác trồng sắn, trồng ngô và hoa mầu. Chúng tôi đã phát hiện được hàng trăm di vật đồ đá trên bề mặt di tích hoặc nằm vùi sâu hàng chục cm dưới mặt đất.
Tại khu đồi thôn Đồng Quắc và thôn Tân Lập, đoàn khảo sát đã phát hiện được hàng chục công cụ đá cuội ghè đẽo kiểu văn hóa Sơn Vi rất điển hình. Đó là những công cụ lao động của cư dân hậu thời đại Đồ đá cũ cách đây khoảng 20.000 năm. Di vật gồm công cụ mũi nhọn, công cụ chặt đập thô, rìu thô, nạo đá, dao đá.
Đoàn khảo sát cũng tìm thấy nhiều loại công cụ là những mảnh tước đá và hòn ghè, chứng tỏ công cụ lao động được người nguyên thủy chế tác tại chỗ.
Tại khu đồi Đền Thượng ven sông Gâm trong khoảng diện tích hơn 5.000 m2, đoàn khảo sát đã phát hiện được hàng trăm hiện vật đá mang đặc trưng của nhiều thời kỳ khác nhau thời tiền sử. Có niên đại sớm nhất là những công cụ lao động thô sơ mang tính đa năng của người nguyên thủy tương tự như những loại hình tìm thấy ở thôn Đồng Quắc và Tân Lập. Tất cả đều được chế tác từ những viên đá cuội sông suối, bằng kỹ thuật ghè đẽo còn thô sơ mang đặc trưng của công cụ hậu thời đại Đồ đá cũ, cách nay khoảng 20.000 năm.
Đoàn khảo sát cũng tìm thấy những công cụ lao động có kỹ thuật chế tác tiến bộ hơn với các loại hình công cụ đã được phân định chức năng rõ rệt như loại rìu ngắn, rìu hình bầu dục, công cụ gần với hình đĩa. Đây là những công cụ do cư dân thời đại Đồ đá mới sơ kỳ chế tác, thuộc nền văn hóa Hòa Bình, có niên đại khoảng 8.000-9.000 năm trước.
Cũng tại khu vực Đền Thượng, đoàn khảo sát còn tìm thấy nhiều rìu đồng, mũi tên đồng, lao đồng kiểu đồ đồng văn hóa Đông Sơn, có niên đại khoảng hơn 2.000 năm trước.
Những tư liệu trên cho thấy địa điểm Đền Thượng là nơi cư trú khá liên tục của nhiều thế hệ cư dân, từ thời đại Đồ đá cũ đến thời đại Đồ đá mới. Bước sang thời đại Kim khí thì khu vực này có thể là một điểm cư trú khá lớn của cư dân Đông Sơn thời Hùng Vương. Đây là loại di tích còn hiếm gặp ở miền núi phía Bắc nước ta.
Ngoài những di tích nói trên, tại hang Loong Cha (thôn Đồng Ngự, xã Bình Nhân) các nhà khảo cổ đã phát hiện được một số rìu mài hình tứ giác và gốm thô trên bề mặt hang. Bước đầu đoàn khảo sát nhận định đây là di chỉ cư trú của cư dân hậu thời đại Đồ đá mới, cách nay khoảng hơn 4.000 năm.
Hiện nay, các chuyên gia đang tiếp tục nghiên cứu các địa điểm trên và có kế hoạch khai quật hang Loong Cha trong thời gian tới.
Tin mới
Các tin khác
- Miễn phí khách tham quan trong Ngày Quốc tế bảo tàng 18/5 - 07/05/2019 04:10
- Du lịch ‘bội thu’ dịp nghỉ lễ - 02/05/2019 02:13
- Nhiều lễ hội truyền thống được tổ chức tại "Ngôi nhà chung" dịp lễ 30/4 và 1/5 - 25/04/2019 03:32
- Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Hoa phượng đỏ - Hải Phòng 2019 - 24/04/2019 06:06
- Tu bổ, phục hồi di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám - 22/04/2019 02:45