Quảng Trị: Gấp rút hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm cho bà con vùng lũ
Hiện tại các khu vực ngập lụt nặng nhất là các xã Vĩnh Long, Vĩnh Lâm, Vĩnh Thủy, (huyện Vĩnh Linh), chính quyền đang gấp...
Thứ hai, 11 Tháng 2 2019 09:55
Những năm gần đây, dư luận đã nói khá nhiều về những biến tướng tiêu cực trong mùa lễ hội. Nhưng chừng đó là không đủ để lấp đi giá trị của tập tục văn hóa đã hình thành từ ngàn đời.
Gắn với một nền văn minh nông nghiệp trong quá khứ, tại miền Bắc, hầu hết các lễ hội đều diễn ra vào tháng Giêng - thời điểm vẫn được coi là “trời đất giao hòa, cây cối đâm chồi nảy lộc” theo quan niệm truyền thống.
Xuyên đêm trảy hội chùa Hương
Từ nhiều năm nay, lễ hội chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội) mặc định vẫn được coi là một trong những lễ hội có quy mô lớn nhất miền Bắc, và cũng kéo dài nhất với thời lượng gần 3 tháng.
Tương truyền, nơi đây vốn là điểm tu hành của Phật Quan Thế Âm Bồ Tát, được bản địa hóa bằng danh xưng Phật Bà chùa Hương. Tuy nhiên,Với du khách, trảy hội chùa Hương vào mùa xuân chính là sự kết hợp giữa việc hành hương và vãn cảnh - khi có dịp ngược suối Yến để chiêm ngưỡng một quần thể di tích, cảnh quan và hang động thiên nhiên vô cùng đặc sắc.
Dù vừa khai hội vào hôm qua 9/2, nhưng theo thống kê sơ bộ, đã có gần 130.000 lượt khách tới đây kể từ những ngày đầu năm Đinh Hợi. Đặc biệt, để đón ngày khai hội, rất nhiều du khách ở các tỉnh phía Bắc đã tới đây từ đêm, rồi lập tức đi đò dọc suối Yến để kịp giờ khai hội, lễ Phật cầu may.
Chỉ cách Hà Nội hơn 60 km, du khách có thể dễ dàng tới chùa Hương bằng ô tô, đồng thời sử dụng hệ thống cáp treo hiện có để rút ngắn hành trình và đảm bảo sức khỏe. Được biết, ban tổ chức cũng đã huy động tổng cộng 4000 chiếc đò phục vụ mùa lễ hội lần này để đảm bảo giao thông và tránh ùn tắc tại chùa.
Du khách trảy hội chùa Hương trong ngày khai mạc
Hội xuân Yên Tử: mở rộng không gian lễ hội
Song song với chùa Hương, non thiêng Yên Tử (Uông Bí, Quảng Ninh) cũng là nơi diễn ra lễ hội được chờ đợi nhất vào mùa Xuân. Và cũng giống như lễ hội chùa Hương, dù phải tới 14/2 (mùng 10 tháng Giêng) mới khai hội, nhưng lượng du khách đổ về đây trong những ngày qua cũng lên tới hơn 100.000 người.
Từ nhiều thế kỷ, Yên Tử được xếp vào hàng “danh sơn” của nước Việt, và cũng là trung tâm Phật giáo của nước Đại Việt trước đây, với dòng Phật giáo Trúc Lâm độc đáo, đánh dấu sự phát triển triết học và tư tưởng của dân tộc Việt Nam trong các thế kỷ 12, 13, 14. Gắn với tên tuổi của Phật hoàng Trần Nhân Tông, nằm ở độ cao hơn 1.000 mét, cảnh quan kỳ vĩ và giá trị lịch sử - tôn giáo của Yên Tử đã biến nơi đây thành chốn đất thiêng trong tâm trí nhiều người như câu khẩu ngữ:Trăm năm tích đức tu hành/Chưa đi Yên Tử, chưa thành quả tu.
Về bản chất, vùng núi Yên Tử trải rộng hàng chục km, kéo dài từ Uông Bí xuống tới Đông Triều (Quảng Ninh) và mở sang cả khu vực Bắc Giang ở phía Tây. Đáng chú ý, từ năm 2018, bên cạnh hội xuân tại khu di tích Yên Tử của Uông Bí, tỉnh Bắc Giang cũng đã tổ chức lễ hội Tây Yên Tử tại huyện Sơn Động, nhằm giúp du khách có thêm một trải nghiệm mới trong không gian lễ hội này.
Trong năm 2019, lễ hội Tây Yên Tử sẽ khai mạc vào ngày 14/2 và đi liền với lễ khánh thành chùa Thượng tại khu tâm linh Tây Yên Tử (Sơn Động) đang được xây dựng với diện tích gần 14 ha.
Nghe quan họ, thăm đền Gióng, trảy hội chợ Viềng
Ngoài 2 lễ hội chùa Hương và Yên Tử, khu vực miền Bắc còn rất nhiều hội Xuân để thưởng ngoạn.
Đơn cử, đêm 11/2 này (mùng 7 tháng Giêng âm lịch) là ngày diễn ra phiên chợ Viềng nổi tiếng tại Vụ Bản (Nam Định). Gắn với tục lệ “mua may bán rủi”, đây là phiên chợ họp về đêm, chủ yếu mua bán những sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp như cày, cuốc, dao liềm, hoặc các loại cây trồng,vật nuôi, các loại cây cảnh. Như quan niệm cũ, không cần đặt mục đích kinh tế khi mua bán, chỉ cần tới đây là du khách đã có thể tìm kiếm may mắn trong một năm mới cho mình.
Hoặc, từ ngày 13/2, Hội Lim (Tiên Du, Bắc Ninh) sẽ khai mạc và được lồng ghép với Festival Về miền quan họ 2019. Đây là sự kiện kỷ niệm 10 năm quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là Di sản phi vật thể của nhân loại.
Theo đó, bên cạnh phần biểu diễn những làn điệu quan họ quen thuộc, chương trình còn rất nhiều hoạt động khác, bao gồm các trò chơi dân gian như chơi đu, đi cà kheo, thổi cơm niêu, thả diều, bắt trạch trong chum, bịt mắt đập niêu; giao lưu nghệ thuật “Tứ hải giao tình” giữa dân ca Quan họ Bắc Ninh và các di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam đã được UNESCO vinh danh;dâng hương tại Văn miếu Bắc Ninh.
Tin mới
- Triển lãm Quốc hiệu và Kinh đô nước Việt trong Mộc bản Triều Nguyễn - 21/02/2019 02:45
- Hang Sơn Đoòng gây ấn tượng đặc biệt với báo chí quốc tế - 18/02/2019 04:34
- Hà Nội rực rỡ sắc xuân - 15/02/2019 02:47
- Công bố 17 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - 14/02/2019 02:28
- Loạt lễ hội 3 miền không thể bỏ lỡ dịp tháng Giêng - 11/02/2019 03:02
Các tin khác
- Bóng đá Việt Nam và sự trưởng thành của một thế hệ vàng - 11/02/2019 02:43
- Những lễ hội nổi bật, đáng chú ý nhất đầu Xuân Kỷ Hợi - 06/02/2019 03:47
- Phong tục đón Tết các dân tộc Tây Bắc Việt Nam - 03/02/2019 12:15
- Hoàng cung Huế dựng nêu báo hiệu Tết đến - 29/01/2019 04:06
- Tết Việt tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam - 24/01/2019 03:04