Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt
Nhiều hoạt động trưng bày, triển lãm về văn hoá truyền thống Tết Việt vừa được khai mạc tại Khu Di tích Hoàng thành Thăng Long nhằm góp phần gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp dịp Xuân về.
Tái hiện phố Ông Đồ tại Hoàng thành Thăng Long |
Chương trình Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long tạo ra một không gian đậm chất truyền thống. Phần trưng bày, giới thiệu những tư liệu về Tết Nguyên đán cuối thế kỷ 19- đầu thế kỷ 20 qua tranh khắc gỗ của Henri Oger và tư liệu của Bảo tàng Albert Kahn (Pháp); tái hiện không gian thờ cúng người Việt dịp Tết, giới thiệu các dòng tranh dân gian: Kim Hoàng, Đông Hồ, Hàng Trống...
Điểm nhấn của chương trình là các hoạt động trải nghiệm văn hóa Tết dành cho thiếu nhi. Tại đây, các em thiếu nhi sẽ được tham gia các trò chơi dân gian kéo co, đánh đu, ném vòng...; học gói bánh chưng, tập làm tranh dân gian (từ 22 đến hết 27/1).
Cũng trong dịp này, Trung tâm Bảo tồn Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội còn trưng bày pa-nô giới thiệu về thể thức thi Đình, trang phục cung đình thời Lên mở cửa tham quan khu vực khảo cổ phía Đông điện Kính Thiên. Ngoài ra, còn có các hoạt động: Lễ cúng Ông Công, Ông Táo, dựng cây nêu vào 22 tháng Chạp (ngày 7/2), biểu diễn rối nước vào dịp Tết Mậu Tuất...
Theo Ban tổ chức, trong những ngày đầu xuân, du khách đến Hoàng Thành Thăng Long sẽ được thưởng thức nhiều hoạt động văn hoá truyền thống như: biểu diễn văn nghệ truyền thống, võ cổ truyền, múa rối nước với không khí vui tươi, ấm áp, giàu bản sắc văn hoá của mùa xuân mới.
Trải nghiệm gói bánh chưng của các em học sinh |
Đặc biệt, chào mừng Tết Nguyên Đán Mậu Tuất 2018, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội cũng khai trương phần mềm ứng dụng trên điện thoại di động. Theo đó, ứng dụng cung cấp cho du khách các hình ảnh minh hoạ, nghe và xem nội dung hướng dẫn tham quan Hoàng Thành dưới dạng video... Qua đó, đáp ứng nhu cầu khách tham quan và quảng bá rộng rãi giá trị khu di sản Hoàng Thành Thăng Long.
Hoạt động Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long bao gồm các hoạt động: Trưng bày, triển lãm từ 22/1/2018-24/2/2018; Chương trình Tết Việt dành cho các em thiếu nhi từ 22/1/2018 -27/1/2018; hoạt động văn hoá truyền thống gồm lễ Ông Công Ông Táo, dựng cây nêu trong ngày 7/2/2018 (22 tháng Chạp năm Đinh Dậu); biểu diễn múa rối nước từ 18/2/2018-20/2/2018 (Mồng 3 đến mồng 5 Tết Mậu Tuất); Lễ dâng hương khai Xuân: 24/2/2018 (Mồng 9 Tết Mậu Tuất).
Trung tâm Bảo tồn Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội còn trưng bày pa-nô giới thiệu về thể thức thi Đình, trang phục cung đình thời Lê; trưng bày tại chỗ và mở cửa tham quan khu vực di tích khảo cổ mới phát lộ ở phía Đông điện Kính Thiên. Đồng thời, tái hiện không gian dâng hương Điện Kính Thiên, giúp du khách có những hình dung ban đầu về kết quả nghiên cứu Điện Kính Thiên thời gian qua.
Tin mới
- Những bài học lớn sau kỳ tích của U23 Việt Nam là gì? - 01/02/2018 08:02
- Thủ tướng chờ đón Đội tuyển U23 với niềm vui lớn - 29/01/2018 08:49
- U23 Việt Nam sáng ngời trong tim người hâm mộ - 29/01/2018 08:41
- Chung kết U23 châu Á, Việt Nam - Uzbekistan: Kỳ diệu và vĩ đại - 24/01/2018 04:15
- Báo chí quốc tế viết về ‘Câu chuyện thần thoại Việt Nam’ - 24/01/2018 04:09