Quảng Trị: Gấp rút hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm cho bà con vùng lũ
Tháp Bà Ponagar Nha Trang được coi là danh thắng bậc nhất của Nha Trang - Khánh Hoà, tháp bà Ponagar là một quần thể đền thờ tiêu biểu của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc dân tộc Chăm.
Tháp nằm trên một ngọn đồi nhỏ, còn gọi là núi Tháp Bà nơi cửa sông Cái, bên quốc lộ 1A, thuộc phường Vĩnh Phước, phía bắc thành phố Nha Trang. Do nằm ngay trong trung tâm thành phố biển Nha Trang xinh đẹp nên hầy hết du khách đều thăm quan và chiêm ngưỡng công trình kiến trúc độc đáo này…
Tháp Bà Ponagar là công trình tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc dân tộc Chăm. Kỹ thuật xây dựng giai đoạn từ thế kỷ thứ VIII đến XIII cho đến nay vẫn là điều bí ẩn dù nhiều nhà nghiên cứu đã vào cuộc, nhiều công trình khoa học đã được thực hiện. Người ta vẫn chưa hiểu được người Chăm đã làm cách nào để những viên gạch với kích cỡ 20x20cm cứ chồng khít lên nhau mà không cần bất kỳ một chất kết dính nào. Đó là nét độc đáo khiến du khách thêm phần yêu thích ngôi đền tháp này.
Tổng thể kiến trúc của tháp Bà Ponagar gồm có 3 tầng. Tầng thấp: Ngang mặt đất bằng là ngôi tháp cổng mà nay không còn nữa. Từ đấy có những bậc thang bằng đá dẫn lên tầng giữa, nơi hiện chỉ còn hai dãy cột chính bằng gạch hình bát giác, mỗi bên 5 cột có đường kính hơn 1 mét và cao hơn 3 mét. ở hai bên các dãy cột lớn có 12 cột nhỏ và thấp hơn, tất cả lại nằm trên một nền bằng gạch cao hơn 1 mét. Tầng trên cùng là nơi các tháp được xây dựng, ngay trước mặt ngôi tháp chính. Tháp Bà Ponagar dùng để chỉ chung quần thể đền tháp này nhưng thực ra nó chỉ là tên gọi của ngọn tháp lớn nhất, cao khoảng 23m.
Về kỹ thuật, tất cả tháp được xây bằng gạch và trang trí nghệ thuật bằng các chất liệu đá - gốm, nội dung thể hiện cũng gắn liền với các vị thần được thờ ở đây. Các tác phẩm điêu khắc bằng đá thể hiện các chủ đề khác nhau theo tôn giáo Bà-la-môn, như các pho tượng tròn (hiện đang trưng bày tại Viện Bảo tàng tỉnh Khánh Hòa) gắn liền với khu đền tháp tạo thành mảng kiến trúc nghệ thuật tuyệt mỹ...
Vào những ngày lễ vía Bà hàng năm (từ 20 đến 23 tháng 3 âm lịch) tháp Bà Ponagar đón hàng vạn khách du lich hành hương cũng như người dân trong vùng về dự lễ hội. Cũng như nhiều lễ hội khác của người Việt, trong những ngày vía Bà ở tháp Bà, xen kẽ giữa các lễ chính là những hoạt động tôn giáo và tín ngưỡng dân gian, như đọc kinh cầu an của các nhà sư, tục xin xăm Bà của những người dân; là những cuộc trình diễn múa lân, biểu diễn hát bội, đặc biệt là hoạt động lễ thức mà người Chăm xưa đã để lại cho tháp Bà.
Tin mới
- Chung kết U23 châu Á, Việt Nam - Uzbekistan: Kỳ diệu và vĩ đại - 24/01/2018 04:15
- Báo chí quốc tế viết về ‘Câu chuyện thần thoại Việt Nam’ - 24/01/2018 04:09
- Khai mạc chương trình Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long - 23/01/2018 06:32
- Sách hay: Chú chó gác sao - 16/01/2018 07:24
- Điều kỳ diệu - 16/01/2018 07:22