Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế một số tổ chức, cá nhân lợi dụng hình thức bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe online, gọi điện thoại cho người tiêu dùng để tư vấn thổi phồng công dụng sản phẩm sai quy định của pháp luật.
Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, hiện nay, việc quảng cáo, bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe qua hình thức online, gọi điện thoại cho người tiêu dùng rất phổ biến.
Tuy nhiên một số tổ chức, cá nhân lợi dụng hình thức bán hàng này để tư vấn, thổi phồng công dụng sản phẩm sai quy định của pháp luật.
Nhiều trường hợp sản phẩm không có địa chỉ công ty, không có nơi bán hàng cố định, khách đặt hàng được người giao hàng đưa hàng và thu hộ tiền cho người bán, không có hóa đơn bán hàng, do vậy không rõ nguồn gốc sản phẩm để có thể truy cứu trách nhiệm khi sản phẩm không đúng như quảng cáo.
Một số tổ chức, cá nhân lợi dụng hình thức bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe online, gọi điện thoại cho người tiêu dùng để tư vấn thổi phồng công dụng sản phẩm sai quy định của pháp luật.
Trước tình hình trên, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng cảnh giác với các hành vi sau :
2. Gọi điện thoại tự xưng là bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế tư vấn, "bắt bệnh" và giới thiệu để bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe;
3. Gọi điện thoại tự xưng là bệnh nhân đã khỏi bệnh sau khi sử dụng sản phẩm để giới thiệu và bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Người dân cần lưu ý các điểm sau đây trước khi mua và sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe:
1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Trong trường hợp có bệnh, người dân cần tới cơ sở y tế để khám và được điều trị kịp thời.
2. Tra cứu thông tin liên quan đến công bố và quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe qua địa chỉ https://congkhaiyte.moh.gov.vn/ và https://nghidinh15.vfa.gov.vn/ trước khi quyết định chọn mua sản phẩm;
3. Đọc kỹ nhãn sản phẩm, trên nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe luôn ghi dòng chữ: "thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh"; xem rõ về thành phần, tác dụng của sản phẩm để sử dụng cho phù hợp và bảo đảm sức khỏe;
5. Mua sản phẩm phải có hóa đơn/đơn hàng của người bán để làm bằng chứng cho việc mua bán hàng hoá giữa hai bên.
Trên thực tế thời gian qua, Cục An toàn thực phẩm đã liên tục đăng thông tin rộng rãi công khai trên trang thông tin điện tử của Cục về các đơn vị, cá nhân vi phạm trong quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ.
Các hành vi vi phạm chủ yếu như thổi phồng công dụng của sản phẩm, quảng cáo công dụng của sản phẩm như thuốc chữa bệnh, lợi dụng hình ảnh nhân viên y tế, người bệnh... để quảng cáo; Quảng cáo khi chưa được cấp phép...
Cục An toàn thực phẩm đã xử phạt rất nhiều cơ sở, cá nhân vì những hành vi vi phạm này. Thậm chí, có những đơn vị vi phạm quảng cáo đã bị xử phạt với số tiền lên tới hàng trăm triệu đồng…
Tin mới
- Đẩy mạnh kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm - 22/03/2022 03:34
- Phòng ngộ độc thực phẩm dịp lễ hội Xuân - 17/02/2022 06:02
- Bộ Y tế yêu cầu xử lý nghiêm, công khai vi phạm an toàn thực phẩm mùa Lễ hội Xuân năm 2022 - 09/02/2022 03:05
- Lập 6 đoàn kiểm tra liên ngành trung ương, công khai vi phạm an toàn thực phẩm Tết năm 2022 - 28/12/2021 03:14
- Hà Nội thành lập 4 đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết - 28/12/2021 03:04
Các tin khác
- 16 người ngộ độc rượu, 3 người tử vong - 15/10/2021 11:51
- 3 cách đúng để bảo quản thực phẩm an toàn - 10/09/2021 11:57
- Mì khô của công ty Thiên Hương bị EU cảnh báo vì dùng chất cấm - 29/08/2021 00:15
- Bộ Công Thương lên tiếng về cảnh báo mì Hảo Hảo và miến Good có chất cấm - 28/08/2021 00:47
- Người dân nên mua hàng ‘online’ bảo đảm ATTP - 12/08/2021 06:53