Khuyết tật vận động, hành trình vươn tới tri thức của Thanh Thiện gian nan hơn những người khác. Thế nhưng, cô gái vẫn không ngừng cố gắng.
Nguyễn Thị Thanh Thiện (SN 1989, Quảng Bình)bị khuyết tật vận động từ nhỏ. Bố mất sớm, để lại 5 mẹ con rau cháo qua ngày. 6 tuổi, Thiện nộp hồ sơ nhập học nhưng bị từ chối vì là người khuyết tật. Cô bé đành nuốt nước mắt nhìn chúng bạn đến trường trong niềm khao khát.
Năm 7 tuổi, Thiện được nhận vào tiểu học, với điều kiện trong 4 tuần học thử, nếu không đạt thì cô sẽ không được đi học nữa. Cô bé đã vượt qua được 4 tuần này, và bắt đầu "chật vật" với sách vở để theo kịp các bạn.
"Tôi phải luyện viết nhiều hơn để có thể viết nhanh theo kịp các bạn, và thật ra thì tôi cũng không có bạn. Trẻ con thấy tôi là người khuyết tật nên không chơi cùng. Cũng may sau đó, trong quá trình học tập và hòa đồng, tôi đã có thêm nhiều bạn mới", Thiện chia sẻ.
Những năm tháng học sinh, Thiện được nhận những suất học bổng của trường và các nhà hảo tâm, sự giúp đỡ của thầy cô. Tuy nhiên, những định kiến về người khuyết tật mà người ngoài dành cho cô chính là rào cản ngắn cô tiếp bước trên con đường học tập.
Thiện và mẹ (Ảnh: Phụ nữ Việt Nam)
Nhiều người còn cho rằng NKT như Thiện dù có học nhiều hơn nữa cũng không có cơ hội làm việc. Để minh chứng khả năng của bản thâ, Thiện không ngừng cố gắng. Năm 2018, Thiện thi đỗ Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng chuyên ngành Sư phạm. Năm thứ nhất, sau khi khám sức khỏe, phòng công tác của trường thông báo Thiện "không đủ sức khỏe vì là NKT".
Nhờ sự động viên của gia đình và bè bạn, Thiện chuyển qua học học cử nhân tiếng Anh tại Đại học Ngoại ngữ (Đại học Đà Nẵng) và tìm thấy niềm vui trong hoạt động tình nguyện với nhóm sinh viên tại Đà Nẵng.
Qua giới thiệu của bạn thân, Thiện được biết đến học bổng chính phủ Úc, cô quyết định chinh phục học bổng này. Năm đầu tiên khi nộp hồ sơ, cô không đạt. Không bỏ cuộc, năm thứ 2 Thiện tiếp tục nộp hồ sơ và đã trúng tuyển.
Từ một cô gái khuyết tật, bị từ chối ngay cả khi bản thân đã vượt qua kỳ thi đại học, nhưng Nguyễn Thị Thanh Thiện đã không bỏ cuộc và tự tìm cho mình cơ hội vươn xa hơn ra thế giới. Trong thời gian học tập ở Úc, Thiện luôn tham gia các hoạt động tình nguyện, đóng góp cho cộng đồng.
Trong thời gian là sinh viên, Thiện đã nhận được nhiều Giấy khen từ Hội chữ thập đỏ và Giải thưởng Sinh viên Quốc tế khi học Thạc sĩ tại Úc. Hiện nay, cô đang làm việc bán thời gian cho Khoa Giới, Đại học Flinders (Úc).
Chia sẻ về những dự định trong tương lai, Thiện cho biết bản thân sẽ tiếp tục nỗ lực để có nhiều đóng góp cho cộng đồng và hơn nữa, là sống hết mình và làm những điều mình mong muốn.
"Tôi muốn mọi người nhận ra rằng, NKT chỉ là hình dáng bề ngoài thôi. Khi được tạo điều kiện thì năng suất làm việc của NKT không thua gì người khác. Tôi cho rằng, không có sự khác biệt trong xã hội mà chỉ có sự đa dạng trong xã hội", Nguyễn Thị Thanh Thiện chia sẻ. Cô cũng mong muốn, trong tương lai, những người khuyết tật sẽ có thêm nhiều cơ hội học tập và được đối xử công bằng, xóa bỏ định kiến để NKT có thể sống và làm việc vì cộng đồng.
Tin mới
- Giải judo vô địch quốc gia người khiếm thị - 07/06/2022 01:44
- Giải Bóng chày "hòa nhập" HBA Unified League Baseball-5 dành cho trẻ tự kỷ, Down và khuyết tật trí tuệ - 07/06/2022 01:41
- Cổ động viên đặc biệt đi xe lăn khắp nơi cổ vũ SEA Games 31 - 17/05/2022 02:36
- Xúc động trước cô gái khiếm khuyết ở tay thi 'Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam' - 18/04/2022 09:01
- Giải Vô địch các môn Bóng bàn, Cầu lông, Cử tạ, Cờ vua Người Khuyết tật toàn quốc năm 2022 - 18/04/2022 08:03
Các tin khác
- Kon Tum: Nghề chổi đót giúp người khuyết tật vươn lên trong cuộc sống - 17/02/2022 06:36
- Thúc đẩy quyền và vai trò của người khuyết tật trong thế giới hậu COVID-19 - 06/12/2021 06:45
- Lực sỹ Lê Văn Công: Vượt qua dịch bệnh, chiến thắng bản thân - 01/12/2021 02:16
- Chiếc đồng hồ cho người khiếm thị được cấu tạo thế nào - 20/11/2021 11:14
- Người khuyết tật mắc COVID-19: Chăm sóc điều trị như thế nào? - 09/11/2021 03:14