Thứ ba, 02 Tháng 2 2021 13:53

Vì lưng bị dị tật, anh Lê Thúc Vinh bị hơn 20 công ty từ chối sau khi phỏng vấn. Quá buồn tủi, anh Vinh tự học hỏi để thành lập công ty riêng và đào tạo nghề cho hàng trăm người cùng cảnh ngộ.

 

Nghị lực của chàng trai khuyết tật sau 20 lần xin việc bị từ chối - 5

Anh Vinh sử dụng mạng xã hội để vào các hội nhóm người khuyết tật để tìm các trường hợp cần giúp đỡ từ đó đến tận nơi thuyết phục mọi người vào công ty để học nghề.

Nghị lực của chàng trai khuyết tật sau 20 lần xin việc bị từ chối - 1

Anh Lê Thúc Vinh sau 20 lần bị các công ty từ chối đơn xin việc vì là người khuyết tật.

 

Ngã rẽ cuộc đời năm 15 tuổi

Anh Lê Thúc Vinh (sinh năm 1984, quê ở Gia Lai) hiện là giám đốc công ty Vidoco chuyên về công nghệ thông tin và kiêm luôn việc đào tạo nghề cho những người khuyết tật. Không dừng lại ở đó, công ty còn là nơi chia sẻ của những người kém may mắn trong xã hội. 

Anh Vinh sinh ra là một đứa trẻ bình thường. Khi đang học lớp 9, phần xương cột sống của anh Vinh bất ngờ bị biến dạng. Chiếc lưng còng hướng xuống đất như lưng tôm mà không hiểu nguyên nhân vì sao. Thời điểm đó, hoàn cảnh gia đình của anh Vinh rất khó khăn nên anh và gia đình đành phớt lờ căn bệnh.

Nghị lực của chàng trai khuyết tật sau 20 lần xin việc bị từ chối - 3

Sau nhiều thời gian phấn đấu, anh Vinh cũng tự mở được công ty riêng của bản thân.

Một thời gian sau, khi cảm thấy đau nhức khắp người, anh Vinh được người thân đưa đi bệnh viện kiểm tra thì phát hiện cột sống đã bị vẹo hơn 130 độ. Dù được phẫu thuật nắn cột sống nhưng lưng anh Vinh vẫn không thể trở lại bình thường. Anh chấp nhận cuộc sống mới với chiếc lưng còng và những buồn tủi. 

Sau thời gian khủng hoảng, anh Vinh đã vui trở lại và bắt đầu kế hoạch vượt lên nghịch cảnh. Anh Vinh tiếp tục việc học và tốt nghiệp trung học phổ thông và thi đại học. 

ảnh 4 Ngoài việc kinh doanh, công ty anh Vinh còn đào tạo nghề miễn phí cho hơn 60 người khuyết tật. Hiện nay tại công ty đang có 13 người là nhân viên chính thức.jpg

Ngoài việc kinh doanh, công ty anh Vinh còn đào tạo nghề miễn phí cho người khuyết tật. Hiện nay tại công ty đang có 13 người là nhân viên chính thức

"Năm 2010, tôi đậu đại học ngành công nghệ thông tin hệ vừa học vừa làm. Mỗi sáng tôi đi bán trái cây dạo để kiếm tiền đóng học phí. Sau khi ra trường, tôi mang hồ sơ đi xin việc nhưng không một công ty nào nhận, lý do từ chối được đưa ra vì tôi là người khuyết tật, họ không tin là tôi có đủ khả năng để làm việc và tôi bị từ chối khoảng 20 lần như vậy", anh Vinh nhớ lại.

Bị từ chối quá nhiều lần, chàng trai trẻ bắt đầu cảm thấy chán nản và lên kế hoạch đi làm công nhân may để mưu sinh. Tuy vậy, trong lúc thất vọng nhất thì anh Vinh lại được một công ty nhận vào làm việc với đúng chuyên môn công nghệ thông tin. 

Nghị lực của chàng trai khuyết tật sau 20 lần xin việc bị từ chối - 6

Đa số các bạn khuyết tật sau quá trình đào tạo đều lành nghề và có kĩ năng tốt có thể đáp ứng các yêu cầu từ doanh nghiệp.

Nhận thấy được những khó khăn của người khuyết tật khi đi xin việc, anh Vinh quyết tâm học hỏi kinh nghiệm tại công ty và nuôi ước mơ mở công ty riêng. Anh Vinh vừa làm việc vừa học hỏi thêm để có kinh nghiệm cho bản thân về việc điều hành công ty. 

"Đến tháng 7/2017, tôi mới quyết định nghỉ việc để mở một công ty riêng về lĩnh vực công nghệ. Tôi có được ngày hôm nay cũng một phần là nhờ vào bà xã của mình lúc nào cũng đứng sau ủng hộ, mặc dù khi đó tài chính thì rất là khó khăn", anh Vinh chia sẻ.

Nghị lực của chàng trai khuyết tật sau 20 lần xin việc bị từ chối - 7

Anh Vinh trích 51% lợi nhuận của công ty để bỏ vào quỹ đào tạo nghề miễn phí cho người khuyết tật.

Đào tạo nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật

Căn phòng nhỏ nằm tại một con hẻm trên đường Bùi Quang Là (quận Gò Vấp, TPHCM) chính là văn phòng của công ty Vidoco, là nơi nương tựa của những người bạn đồng cảnh ngộ với anh Vinh. Nơi đây, trong gần 4 năm qua, một doanh nghiệp khởi nghiệp trẻ đã tồn tại và phát triển bởi chính tay con người đầy nghị lực.

Thành lập công ty được 6 tháng, anh Vinh mở lớp đào tạo nghề miễn phí đầu tiên với 10 học viên là người khuyết tật, trong đó có bốn người ở lại công ty của anh làm việc. 

Nghị lực của chàng trai khuyết tật sau 20 lần xin việc bị từ chối - 8

Công ty của anh Vinh nhận được giấy khen của Chủ tịch Phòng Thương mại và Doanh nghiêp Việt Nam.

Cho đến nay, Vidoco đã đào tạo 4 khóa offline, mỗi khóa 10 học viên là người khuyết tật, học trong 6 tháng; đào tạo online hơn 10 khóa, không giới hạn đối tượng, trong đó miễn phí cho người khuyết tật và sinh viên, chỉ thu phí tượng trưng với người không khuyết tật. 

"Trong gần 4 năm thành lập, công ty của mình đã giúp đỡ, hỗ trợ và đào tạo nghề cho hơn 60 bạn khuyết tật, đồng thời công ty cũng đã nhận 13 bạn làm nhân viên chính thức với mức lương 7 triệu đồng/tháng", anh Vinh tâm sự.

Ngoài 13 bạn được nhận ở lại công ty, thì mình cũng đã giới thiệu việc làm tại các doanh nghiệp khác cho các bạn còn lại. Hiện tại, theo mình được biết thì các bạn đều có mức sống ổn định với mức lương tầm 6 triệu đồng/ tháng".

Nghị lực của chàng trai khuyết tật sau 20 lần xin việc bị từ chối - 9

Động lực lớn nhất thúc đẩy anh cố gắng đó chính là người vợ của mình, vợ của anh Vinh bị mắc hội chứng suy nhược cơ nên phải ngồi xe lăn.

Ngoài ra, anh Vinh còn cho biết thêm, công ty hoạt động theo mô hình xã hội khép kín. Công ty vừa kinh doanh đơn thuần vừa đào tạo việc làm cho người khuyết tật. 51% lợi nhuận đạt được của công ty sẽ được trích ra để bỏ vào quỹ đào tạo nghề miễn phí cho người khuyết tật. 49% còn lại sẽ chia lợi nhuận cho cổ đông góp vốn.

Mặc dù xuất phát điểm chỉ từ 2 bàn tay trắng nhưng đến nay công ty của anh Vinh đã đạt được một số thành công nhất định.

"Dù công ty không đạt được nhiều thành tựu lớn lao nhưng trong 4 năm hoạt động, công ty cũng đã phát triển rất bền vững, doanh thu thì tăng trưởng. So với lúc mới thành lập, hiện tại vốn điều lệ của công ty đã hơn 3 tỷ đồng, cùng với đó là công ty cũng đã kêu gọi thành công nhiều cổ đông tham gia để chung tay phát triển dự án", anh Vinh tâm sự.

Nghị lực của chàng trai khuyết tật sau 20 lần xin việc bị từ chối - 10

Sau khi đào tạo nghề cho các bạn khuyết tật, anh Vinh giữ lại một số bạn làm việc trực tiếp tại công ty với mức lương 6 - 7 triệu một tháng.

Trung tâm dạy nghề miễn phí cho người khuyết tật

Song song với việc điều hành công ty, anh Vinh còn có dự định sáng lập một trung tâm nuôi và dạy nghề miễn phí cho người khuyết tật mang tên là Tiếp Lửa.

Anh Vinh cho biết, Trung tâm Tiếp Lửa hoạt động phi lợi nhuận với vai trò chính là cầu nối cho người khuyết tật, tạo điều kiện cho những người khuyết tật được học nghề và giới thiệu việc làm cho họ.

"Hiện tại, mình đang gấp rút hoàn thiện tất cả giấy tờ pháp lý cho Trung tâm Tiếp Lửa để trung tâm sớm đi vào hoạt động, tạo được sự bền vững trong việc đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho các bạn khiếm khuyết. Đồng thời, mục tiêu mà Trung tâm Tiếp Lửa hướng tới là nâng cao số lượng đào tạo nghề cho các khiếm khuyết, cụ thể mỗi năm sẽ đào tạo khoảng 40 bạn thay vì 20 bạn mỗi nay như hiện nay", anh Vinh bộc bạch.

Thêm bình luận


Mã an ninh
Làm tươi