Rối loạn tăng động giảm chú ý là một rối loạn phát triển thần kinh thường gặp ở trẻ, biểu hiện bằng những hành vi tăng hoạt động và giảm chú ý của trẻ nhiều hơn rõ rệt so với trẻ cùng tuổi, cùng giới. Nếu không được phát hiện sớm để điều trị sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và đời sống của trẻ sau này.
1. Nguyên nhân gây rối loạn tăng động giảm chú ý
Rối loạn tăng động giảm chú ý là một bệnh tiến triển do sự thiếu chú ý và đi kèm có hoặc không tăng hoạt động. Người lớn hay trẻ em phải có một triệu chứng khởi phát trước 7 tuổi gây ra sự suy yếu có ý nghĩa về mặt xã hội hay học tập.
Rối loạn này được chia làm 3 dạng, đó là rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn gồm:
- Rối loạn tăng động giảm chú ý – nổi trội về giảm chú ý (Inattention).
- Rối loạn tăng động giảm chú ý – nổi trội về sự tăng động và bốc đồng (Hyperactivity and Impulsivity).
- Dạng kết hợp (Combined Presentation).
Hiện nay, vẫn chưa tìm ra nguyên nhân rõ ràng, đa số cho rằng có sự kết hợp phức tạp giữa các yếu tố di truyền và môi trường.
Di truyền: Sự giống nhau của rối loạn tăng động giảm chú ý ở những cặp sinh đôi cùng trứng nhiều hơn sinh đôi khác trứng, nêu lên sự đóng góp của di truyền vào nguyên nhân bệnh. Tỷ lệ rối loạn tăng động giảm chú ý ở các cặp sinh đôi cùng trứng có từ 75% đến 97%. Không rõ về sự liên quan đến gen hay nhiễm sắc thể.
Môi trường: Giả thuyết đang tồn tại bao gồm chất độc, thực phẩm có phụ gia hay nhiều màu sắc, hay nguyên nhân dị ứng. Ăn kiêng, đặc biệt là đường, không phải là nguyên nhân của rối loạn tăng động giảm chú ý. Vai trò của môi trường gia đình dẫn đến phát sinh bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý như thế nào là chưa rõ, nhưng chắc chắn nó có thể làm các triệu chứng thêm trầm trọng.
2. Dấu hiệu của rối loạn tăng động giảm chú ý
Trẻ tăng động giảm chú ý được chia ra làm 3 thể chính là:
- Thể nổi trội về giảm chú ý.
- Thể nổi trội về tăng động và bốc đồng.
- Thể kết hợp.
Rối loạn tăng động giảm chú ý là một rối loạn phát triển thần kinh thường gặp ở trẻ.
Để chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý thì các triệu chứng này phải xuất hiện ở ít nhất 2 môi trường khác biệt, thường là ở nhà và ở trường học. Một số trẻ có biểu hiện tăng động ở nhà nhưng khi đến lớp hoặc một môi trường có tính kỷ luật cao hơn thì các hành vi của trẻ giảm hẳn. Vì vậy, chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý thì thường được đặt ra khi trẻ bước vào tuổi đi học hơn là lứa tuổi trước đó, mặc dù triệu chứng có thể biểu hiện sớm.
Các triệu chứng chính của rối loạn tăng động giảm chú ý thể hiện bao gồm:
Đối với giảm chú ý sẽ có biểu hiện sau:
- Trẻ không thể tập trung, không chú ý khi được thầy cô hay cha mẹ hướng dẫn trong công việc và học tập.
- Hay mắc các lỗi sai khi làm bài tập, công việc hay hoạt động khác.
- Trẻ khó khăn khi tham gia hoạt động hoặc trò chơi cần sự tập trung.
- Trẻ dễ bị phân tâm bởi môi trường xung quanh, quên đi công việc đang làm.
- Trẻ thường lơ đãng khi người khác nói chuyện với mình.
- Trẻ hay đánh mất đồ chơi, dụng cụ học tập...
- Trẻ khó khăn trong việc tổ chức, sắp sếp thời gian biểu, không nỗ lực lâu dài và dễ bỏ cuộc.
Đối với tăng động:
- Trẻ không thể ngồi yên trên ghế hay rời vị trí ở trong lớp và ở những nơi cần ngồi yên.
- Chạy nhảy, leo trèo quá mức, kể cả những nơi không được cho phép và có thể gây nguy hiểm.
- Khó khăn trong việc tuân thủ luật lệ trò chơi hoặc hoạt động khác, khó chịu trong việc phải chờ tới lượt mình.
- Vận động liên tục không biết mệt mỏi.
Đối với xung động/bốc đồng:
- Trẻ dễ bốc đồng, cáu gắt, nóng nảy, không thể kiềm chế cảm xúc bản thân khi gặp việc không vừa lòng.
- Trẻ nói nhiều, nói những câu vô nghĩa, hay ngắt lời người khác, hay trả lời trước khi nghe hết câu hỏi...
3. Rối loạn tăng động giảm chú ý có lây không?
Hiện rối loạn tăng động giảm chú ý không phải bệnh lây nhiễm nên không thể lây.
Rối loạn tăng động giảm chú ý nếu không được phát hiện sớm để điều trị, sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và đời sống của trẻ sau này.
4. Cách phòng rối loạn tăng động giảm chú ý
Rối loạn tăng động giảm chú ý không thể ngăn ngừa hoặc chữa khỏi. Tuy nhiên, để giảm thiểu mắc phải thì cần có lối sống khoa học.
Khi mang thai hãy tránh tiếp xúc các chất độc và chất kích thích, chẳng hạn như rượu, thuốc lá. Điều này có thể làm giảm tỷ lệ mắc và mức độ phổ biến của rối loạn tăng động giảm chú ý.
Xây dựng lối sống lành mạnh: Ăn uống cân bằng, đảm bảo cung cấp những dưỡng chất cần thiết, hạn chế căng thẳng.
Tham gia các hoạt động thể chất theo độ tuổi: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, tập thể dục giúp kiểm soát hành vi bốc đồng và các vấn đề khác ở trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý.
Hạn chế thời gian sử dụng các thiết bị thông minh.
Ngủ đủ giấc và đúng giờ.
Khi có biểu hiện rối loạn tăng động giảm chú ý cần tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Nếu mắc rối loạn tăng động giảm chú ý cần tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ để kịp thời theo dõi việc điều trị của trẻ.
5. Cách điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý
Tùy từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ sẽ chỉ định cho hợp lý. Với nguyên tắc dùng thuốc và điều trị kết hợp với liệu pháp hành vi kết hợp rối loạn tăng động giảm chú ý với quản lý môi trường được khuyến cáo nhiều nhất. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây đã nói lên rằng điều trị bằng dược lý hiệu quả hơn liệu pháp hành vi hay chăm sóc tại cộng đồng.
Điều trị dùng thuốc
Hiện Methylphenidate là thuốc có hiệu quả nhất. Triệu chứng nhắm tới bao gồm xung động, giảm tập trung, khó hoàn thành bài tập, tăng hoạt động và thiếu chú ý.
Các thuốc khác như: Thuốc chống trầm cảm ba vòng, venlafaxine, lonidine… Các thuốc có tác dụng phụ có thể gây mất ngủ, mất ngon miệng, giảm cân, nhức đầu… Vì vậy, cần có sự chỉ định nghiêm ngặt của các bác sĩ. Không tự ý thay đổi những chỉ định của các bác sĩ.
Điều trị không dùng thuốc
Làm việc với bố mẹ trẻ và nhà trường để chắc chắn rằng những môi trường này là có lợi cho sự tập trung và chú ý là điều cần thiết.
Liệu pháp hành vi hay chương trình sửa đổi hành vi có thể giúp giảm bớt dự định không chắc chắn và tăng cường sự tổ chức.
Đối với người lớn bị rối loạn tăng động giảm chú ý, nên lao động để thiết lập cách giảm bớt sự sao lãng và tăng cường kỹ năng tổ chức có thể có ích.
Tin mới
- Năm 2030, phổ cập 15 môn thể thao người khuyết tật rộng rãi trong cộng đồng - 24/10/2024 07:20
- Công an TPHCM thông tin về các đối tượng 'chăn dắt' trẻ em để trục lợi - 22/10/2024 03:27
- Bạc Liêu: Hỗ trợ các em học sinh thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đến trường nhân dịp năm học 2024 – 2025 - 29/08/2024 09:04
- Triển lãm nghệ thuật của trẻ tự kỷ: Con đường sáng tạo dẫn đến niềm vui - 14/06/2024 04:42
- Sẽ vinh danh 50 gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu năm 2024 - 29/05/2024 07:07
Các tin khác
- Khởi động Dự án “Thực thi chính sách và trị liệu cho người khuyết tật” - 25/04/2024 10:11
- Việc làm cho lao động khuyết tật con đường bền vững giúp họ tự tin hòa nhập cộng đồng - 08/04/2024 07:24
- Công nghệ hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận thuận tiện và an toàn trong khám chữa bệnh - 11/01/2024 12:30
- Thúc đẩy xây dựng chính sách hỗ trợ người khuyết tật ứng phó với biến đổi khí hậu - 11/01/2024 09:38
- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác trợ giúp người khuyết tật - 05/12/2023 02:26