Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, năm 2021, cứ 1.000 trẻ sinh ra ở nước ta thì có gần 10 trẻ sơ sinh tử vong. Công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh ở Việt Nam còn nhiều thách thức.
Công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh ở Việt Nam còn nhiều thách thức
Tại Hội nghị chia sẻ thông tin nhân tuần lễ Làm mẹ an toàn năm 2023, ông Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, Bộ Y tế cho biết, theo ước tính của Liên Hợp Quốc, tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam ở mức 18,9 phần nghìn, tức là cứ 1.000 trẻ dưới 5 tuổi thì có 12 trẻ tử vong.
Với trẻ dưới 1 tuổi, tỉ lệ này ở mức 12,1 phần nghìn, tức là cứ 1.000 trẻ dưới 1 tuổi thì có khoảng 12 trẻ tử vong. Điều đáng nói, trong số trẻ dưới 1 tuổi tử vong, cứ 100 trẻ thì có tới 70-80 trẻ sơ sinh; với trẻ dưới 5 tuổi, tỉ lệ này là 50-60 trẻ sơ sinh.
Theo lãnh đạo Vụ Sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, những con số này còn ở mức cao so với một số nước trong khu vực.
Đây chính là thách thức trong chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em ở Việt Nam. Trong đó, nguyên nhân đầu tiên được chỉ ra, đó là thiếu cán bộ chuyên môn sản, nhi, gây mê hồi sức ở các tuyến y tế, nhất là các cơ sở y tế ở vùng sâu vùng xa. Thậm chí, nhiều cơ sở y tế ở tuyến huyện, tuyến xã, các bác sĩ đa khoa sẽ kiêm công tác chăm sóc sản khoa và nhi khoa.
Bên cạnh đó, do cơ sở vật chất quá tải, chưa đảm bảo điều kiện vô khuẩn, trang thiết bị thiếu thốn, năng lực về cấp cứu sản khoa, sơ sinh như sàng lọc, phát hiện dấu hiệu nguy hiểm, tiên lượng và xử trí còn hạn chế, nhất là ở những vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số…
Để giảm tỉ lệ trẻ sơ sinh tử vong, lãnh đạo Vụ Sức khoẻ bà mẹ và trẻ em cho biết, ngành y tế đang tích cực triển khai nhiều giải pháp can thiệp. Đó là chăm sóc bà mẹ trước khi sinh (như theo dõi quản lý thai, khám thai định kỳ ít nhất 4 lần…); áp dụng biện pháp kangaroo với trẻ nhẹ cân, non tháng giúp phần lớn trẻ đẻ non, nhẹ cân tăng sức đề kháng; tăng cường chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em trong và sau khi sinh thường và sau mổ đẻ; cho trẻ bú mẹ ngay giờ đầu sau sinh và kéo dài ít nhất 24 tháng; giáo dục dinh dưỡng, tập huấn đào tạo, chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu sau sinh….
"Nếu các can thiệp này được triển khai đồng bộ tại các cơ sở y tế trên toàn quốc, thì sẽ giảm được 1/3 số trẻ sơ sinh tử vong trong thời gian tới", ông Trần Đăng Khoa cho biết.
Tuần lễ Làm mẹ an toàn năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 1-7/10, với chủ đề "Làm mẹ an toàn – Sức khỏe cho mẹ, tương lai cho bé". Chương trình triển khai tại 51 tỉnh, thành phố thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Tin mới
- Công nghệ hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận thuận tiện và an toàn trong khám chữa bệnh - 11/01/2024 12:30
- Thúc đẩy xây dựng chính sách hỗ trợ người khuyết tật ứng phó với biến đổi khí hậu - 11/01/2024 09:38
- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác trợ giúp người khuyết tật - 05/12/2023 02:26
- Hà Nội tổ chức Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động khuyết tật - 21/11/2023 07:57
- Ra mắt Chi hội Người khuyết tật xã Quyết Thắng, tỉnh Thái Nguyên - 06/11/2023 06:27
Các tin khác
- Hà Nội: Hơn 2.000 hộ nghèo, 22.000 hộ cận nghèo cần sự hỗ trợ, giúp đỡ - 12/09/2023 04:28
- Chẩn đoán trước sinh - giải pháp hiệu quả để xử lý dị tật tim bẩm sinh - 22/08/2023 00:02
- Khởi động giải golf từ thiện thường niên 'Vì trẻ em Việt Nam' lần thứ 16 - 18/08/2023 03:53
- “Tỏa sáng nghị lực Việt” năm 2023: Tìm kiếm 50 gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu - 20/07/2023 06:43
- 7.910 trẻ mồ côi khó khăn được cam kết nhận đỡ đầu từ năm 2023 - 12/06/2023 04:27