Thứ tư, 09 Tháng 2 2022 10:56

 Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1190/QĐ-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2020 có nhiều nội dung quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước được quy định chi tiết tại Thông tư 03/2022/TT-BTC.

Mới đây, Bộ Tài Chính vừa ban hành Thông tư 03/2022/TT-BTC ngày 12/1/2022 có hiệu lực từ ngày 01/3/2022 quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình phát triển công tác xã hội, trợ giúp người khuyết tật, trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021-2030.

Bổ sung các khoản chi đặc thù

Thông tư quy định cụ thể nội dung và mức chi đặc thù của Chương trình trợ giúp người khuyết tật, đặc biệt có nhiều khoản chi mới như:

-  Chi tiền công thuê chuyên gia tư vấn

-  Chi nhân rộng mô hình hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết tật; xây dựng mô hình hỗ trợ người khuyết tật khởi nghiệp; mô hình đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm đối với người khuyết tật; mô hình hợp tác xã có người khuyết tật tham gia chuỗi giá trị sản phẩm; xây dựng mô hình phòng chống dịch bệnh và giảm nhẹ thiên tai bảo đảm khả năng tiếp cận đối với người khuyết tật; xây dựng và nhân rộng mô hình “cây gậy trắng” chỉ dẫn thông minh đối với người khiếm thị; mô hình sống độc lập và hòa nhập cộng đồng; xây dựng mô hình truyền thông lồng ghép vận động hỗ trợ phụ nữ yếu thế tại cộng đồng; xây dựng mô hình phụ nữ khuyết tật tự lực; xây dựng các tuyến mẫu và nhân rộng các xe vận tải hành khách công cộng để người khuyết tật tham gia giao thông

-  Chi rà soát, cập nhật, quản lý dữ liệu về nhu cầu giáo dục đặc biệt của người khuyết tật vào phần mềm quản lý hệ thống hỗ trợ giáo dục người khuyết tật;

-  Chi ứng dụng công nghệ thông tin.

images2290570 6a

Đối tượng chi phục hồi chức năng và phẫu thuật chỉnh hình

Phạm vi hỗ trợ phục hồi chức năng và phẫu thuật chỉnh hình được thu hẹp lại Khoản 3 Điều 6 tại Thông tư 03/2022/TT-BTC theo đó những đối tượng sau được nhận hỗ trợ:

- Trẻ em khuyết tật dưới 6 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số;

- Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số;

Mức chi của Chương trình trợ giúp người khuyết tật

Nội dung chi

Mức chi

Chi tổ chức diễn đàn, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề tư vấn phát hiện sớm những khiếm khuyết ở trẻ trước khi sinh và trẻ sơ sinh

Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ;

Chi tiền công thuê chuyên gia tư vấn

Thực hiện theo mức chi thù lao quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư số 36/2018/TT-BTC.

Chi hỗ trợ phẫu thuật chỉnh hình, hỗ trợ phục hồi năng dựa vào cộng đồng trong trường hợp bảo hiểm y tế không thanh toán

Mức chi theo giá dịch vụ y tế do cơ quan có thẩm quyền quy định đối với cơ sở y tế công lập tại thời điểm thực hiện;

Chi hỗ trợ khám sau khi phẫu thuật chỉnh hình để xác định tình trạng sức khỏe và đưa ra giải pháp điều trị tiếp

Nội dung khám theo chỉ định của bác sỹ; Mức chi theo giá dịch vụ y tế do cơ quan có thẩm quyền quy định đối với cơ sở y tế công lập tại thời điểm thực hiện;

Hỗ trợ chi phí đi lại cho đối tượng quy định tại điểm a khoản này và 01 người di cùng (nếu có) từ nơi cư trú đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và ngược lại

Mức hỗ trợ theo giá phương tiện công cộng phổ thông áp dụng tại địa phương. Trường hợp bố trí bằng phương tiện của cơ quan, đơn vị, mức hỗ trợ bằng 0,2 lít xăng/km tính theo số km thực tế và giá xăng tại thời điểm vận chuyển. Trường hợp thuê xe bên ngoài thì giá thuê xe theo hợp đồng thỏa thuận, phù hợp với giá cả trên địa bàn tại thời điểm thuê;

Chi hỗ trợ tiền ăn cho đối tượng được nhận hỗ trợ phục hồi chức năng và phẫu thuật chỉnh hình và 01 người đi cùng (nếu có) trong thời gian phẫu thuật chỉnh hình

Mức hỗ trợ 70.000 đồng/người/ngày.

Chi hỗ trợ dụng cụ, phương tiện trợ giúp cho người khuyết tật

Tùy thuộc dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật, người khuyết tật được hỗ trợ 1.000.000 đồng/người để mua dụng cụ, phương tiện trợ giúp phù hợp.

Chi nhân rộng mô hình hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết tật; xây dựng mô hình hỗ trợ người khuyết tật khởi nghiệp; mô hình đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm đối với người khuyết tật; mô hình hợp tác xã có người khuyết tật tham gia chuỗi giá trị sản phẩm; xây dựng mô hình phòng chống dịch bệnh và giảm nhẹ thiên tai bảo đảm khả năng tiếp cận đối với người khuyết tật; xây dựng và nhân rộng mô hình “cây gậy trắng” chỉ dẫn thông minh đối với người khiếm thị; mô hình sống độc lập và hòa nhập cộng đồng; xây dựng mô hình truyền thông lồng ghép vận động hỗ trợ phụ nữ yếu thế tại cộng đồng; xây dựng mô hình phụ nữ khuyết tật tự lực; xây dựng các tuyến mẫu và nhân rộng các xe vận tải hành khách công cộng để người khuyết tật tham gia giao thông

Tùy thuộc vào nội dung của từng mô hình được cấp có thẩm quyền phê duyệt (theo phân cấp của địa phương), Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định áp dụng mức chi tương ứng theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư 03/2022/TT-BTC.

Chi rà soát, cập nhật, quản lý dữ liệu về nhu cầu giáo dục đặc biệt của người khuyết tật vào phần mềm quản lý hệ thống hỗ trợ giáo dục người khuyết tật

Thực hiện theo quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư số 194/2012/TT-BTC.

Chi ứng dụng công nghệ thông tin

Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 73/2019/NĐ-CP;  Thông tư số 03/2020/TT-BTTTT; và Thông tư liên tịch số 19/2012/TTLT-BTC-BKH&ĐT-BTTTT.

Thông tư 03/2022/TT-BTC bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/03/2022.

Thêm bình luận


Mã an ninh
Làm tươi