Thời gian gần đây, tình trạng xe lam, xe gắn máy đi lên đường vành đai 2 trên cao (đoạn qua đường Trường Chinh) vẫn ngang nhiên diễn ra, bất chấp biển cảnh báo tuyến đường này chỉ dành riêng cho ô tô.
Theo quy định, tuyến đường vành đai 2 trên cao (đoạn Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng và ngược lại) là tuyến đường có gắn biển cấm môtô, xe gắn máy, xe thô sơ, người đi bộ…
Tuy nhiên, những ngày gần đây, khi tham gia lưu thông, không ít lần chúng tôi bắt gặp tình trạng xe lam, xe máy vẫn phớt lờ quy định "leo" lên tuyến đường vành đai 2 trên cao.
Hình ảnh người vi phạm giao thông ngồi vắt vẻo trên xe lam chở hàng đi vào đường vành đai 2 trên cao
Theo tìm hiểu, tuyến đường này đến nay vẫn chưa được chủ đầu tư bàn giao cho thành phố do còn đoạn bên tuyến bên phố Đại La chưa hoàn thành. Nhưng do tính chất đặc thù giao thông nội đô nên tuyến đường trên vẫn được đưa vào sử dụng và khai thác khoảng hơn 1 năm nay.
Theo thiết kế, tuyến đường này chỉ dành riêng cho ô tô lưu thông và vận tốc tối đa lên đến 80km/h. Việc xe lam, xe máy,… vẫn cố tình lưu thông trên tuyến đường này không chỉ vi phạm luật giao thông đường bộ mà còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người điều khiển phương tiện cùng với các phương tiện đang lưu thông khác.
Đường vắng, một chiếc xe lam phi như bay trên đường vành đai 2.
Đáng nói, tình trạng trên diễn ra mọi thời điểm trong ngày, kể cả lúc không vào giờ cao điểm. Cụ thể, theo quan sát, dù đường dưới mặt đất khá vắng hay không ùn tắc nhưng một số đối tượng vẫn cố tình "phi" xe lam, xe máy lên đường trên cao, rồi vít ga phóng nhanh vượt ẩu hết sức nguy hiểm.
Một chiếc xe máy cũng cố tình đi vào đường cấm - vành đai 2.
Ghi nhận phản ánh của chúng tôi, Trung tá Đặng Mạnh Hùng - Đội phó Đội CSGT số 3 – Phòng CSGT Công an Hà Nội thừa nhận tình trạng xe máy, xe thô sơ đi vào đường cấm vành đai 2 trên cao là vi phạm và đôi lúc có diễn ra. Dù ngày nào đơn vị cũng bố trí các tổ tuần tra trên địa bàn, thời gian khép kín. Tuy nhiên do địa bàn có nhiều tuyến, lực lượng mỏng và không phải lúc nào anh em cũng có thể túc trực tại tuyến đường vành đai 2 nên khi không có lực lượng chức năng các đối tượng đã "phớt lờ" biển báo để đi vào đường cấm.
Đối tượng vi phạm khá đa dạng, không ít người khi bị phát hiện xử lý thì họ nại ra khá nhiều lý do như thương binh, hạn chế nhận thức, thậm chí là thần kinh… Hay khi anh em tuần tra phát hiện vi phạm nhưng họ đi phía bên kia làn đường một chiều, không có chỗ quay xe… nên anh em cũng khó xử lý.
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức xử phạt lỗi đi vào đường cấm từ 400.000 - 600.000 đồng đối với các lái xe điều khiển xe đi vào đường có biển cấm phương tiện mà mình đang điều khiển. Với lỗi này, người điều khiển xe gắn máy, xe máy đi vào đường cấm còn bị có thể bị phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng.
Tin mới
- Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.HCM Lê Hòa Bình qua đời sau vụ tai nạn ô tô trên cao tốc Trung Lương - 29/03/2022 07:15
- 11 tuyến phố ở Hà Nội cấm taxi, xe hợp đồng dưới 9 chỗ - 21/03/2022 04:25
- Bộ trưởng GTVT: Dồn lực để hoàn thành 4 đường cao tốc tuyến Bắc-Nam trong năm 2022 - 17/03/2022 03:45
- Hà Nội: Xử lý gần 400 thanh thiếu niên vi phạm về trật tự an toàn giao thông - 15/03/2022 02:54
- Tăng cường bảo đảm an toàn vận tải hành khách đường thủy nội địa - 08/03/2022 03:14
Các tin khác
- Hiệu quả sau 3 tháng triển khai các tuyến buýt điện đầu tiên ở Hà Nội - 03/03/2022 02:49
- Kiểm tra toàn bộ các hoạt động vận tải hành khách đường thủy nội địa - 28/02/2022 03:34
- 4 ô tô đâm liên hoàn rồi tông sập quán cà phê cạnh trạm thu phí ở Lâm Đồng - 21/02/2022 04:29
- Hạn chế CSGT ra đường, tăng cường xử phạt bằng công nghệ - 16/02/2022 08:43
- Xe tải gây tai nạn nghiêm trọng ở Gia Lai chở quá số người quy định - 09/02/2022 07:18